Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 54)

Dựa trên các tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở các phần trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng tới chiến lược CSR của doanh nghiệp theo các nhóm nhân tố: lãnh đạo doanh nghiệp, môi trường nội bộ doanh nghiệp, môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp theo Porter và Kramer (2006) có thể được chia thành hai cấp

độ: môi trường cạnh tranh (ngành) và môi trường vĩ mô do mức độ ảnh hưởng

đến CSR của doanh nghiệp của các nhóm yếu tố môi trường này là khác nhau. Do đó, luận án sẽ có bốn nhóm nhân tố là bốn biến độc lập: (i) lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) môi trường nội bộ doanh nghiệp; (iii) môi trường cạnh tranh; (iv) môi trường vĩ mô.

Biến phụ thuộc là chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Hoạt

động CSR nêu trên của DNNVV ngành may sẽ được đánh giá theo các đặc

điểm của chiến lược CSR – lý thuyết được đề xuất bởi Burke và Logsdon (1996). Theo đó, CSR sẽ được đánh giá theo 5 đặc điểm sau đây:

- Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục tiêu của một công ty

- Cụ thể: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với doanh nghiệp.

- Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh tế, công nghệ, xã hội hay là chính trị

- Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo pháp luật.

- Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ. Điều này thể hiện ở các báo cáo CSR của doanh nghiệp ra cộng đồng bên ngoài.

CSR của doanh nghiệp được coi là chiến lược CSR khi mà hoạt động CSR đều thỏa mãn 5 điều kiện nêu trên. Mức độ không thỏa mãn các điều kiện nêu trên càng cao càng chứng tỏ CSR của doanh nghiệp đó mang tính thụđộng, ứng phó. Trên cơ sởđó, khẳng định rằng hành động CSR của doanh nghiệp không phải là chiến lược CSR mà chỉ là phản ứng thụđộng.

Các biến kiểm soát được đưa vào nhằm bảo đảm sự chặt chẽ của mô hình bao gồm: số năm hoạt động doanh nghiệp, và quy mô doanh nghiệp. Các biến kiểm soát này được đưa vào dựa theo kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó.

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các biến được sử dụng thang đo đã được phát triển trong các nghiên cứu trước đây. Điều này được thể hiện bằng các câu hỏi và các tuyên bố

xoanh xung quanh nội hàm của các biến để người trả lời đưa ra nhận định và quan điểm của họ. Thang đo Likert được sử dụng từ mức độ 1 đến 4. Theo Kline (1998, 2006) thì thang đo 4 mức độ là tối ưu. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của tác giả thì bản chất người Việt Nam hay do dự khi trả lời do đó tác giả chọn thang đo chẵn với kỳ vọng nhận được câu trả lời rõ ràng.

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở trên được trình bày như sau.

CSR Môi trường DN Môi trường cạnh tranh Môi trường vĩ mô H1 Biến kiểm soát H2 H3 Lãnh đạo DN H4

Giả thuyết H1: Hiểu biết CSR và mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H2: Môi trường nội bộ doanh nghiệp có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H3: Môi trường cạnh tranh có sức ép ảnh hưởng thuận chiều

đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H4: Môi trường vĩ mô có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Quy trình nghiên cu

Nghiên cứu là quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một vấn đề. Phương pháp nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm: phương pháp định lượng và định tính. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai phương pháp này là về dữ liệu. Phương pháp định lượng bao hàm các nghiên cứu thu thập dữ liệu có thể được phân tích theo dạng số. Trong khi đó, định tính mô tả sự kiện, con người ... một cách khoa học và không thu thập dữ liệu dạng số (Saunders và cộng sự, 2003).

Trên thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ

thuộc vào loại số liệu cần được thu thập. Luận án cần thông tin định lượng như các bên hữu quan chủ yếu của doanh nghiệp, các hoạt động CSR đã tiến hành tại doanh nghiệp.... Do đó phương pháp định lượng được lựa chọn.

Ngoài ra, luận án cũng cần những thông tin sâu và chi tiết về quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm, tầm nhìn, hành động CSR của DNNVV trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến động. Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm và hành động của doanh nghiệp theo quan

điểm chiến lược CSR. Do đó, phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà trước đó có thể tác giả chưa dự kiến được. Tác giả lựa chọn hai công ty quy mô vừa và nhỏ để nghiên cứu tình huống. Trong nghiên cứu

định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện. Đây cũng là điểm khác biệt giữa phương pháp định tính và định lượng.

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nói tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu thế khác nhau trong việc thu thập dữ liệu. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời cả phương pháp định lượng và định tính. Trong đó việc sử dụng phương pháp

định lượng nhằm phát hiện các mối quan hệ và tương quan giữa các biến số. Phương pháp định tính nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua việc kiểm chứng các kết quả phân tích dữ liệu. Việc sử dụng kết hợp này sẽ giúp khắc phục điểm yếu của từng phương pháp và tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu.

2.1.2. Nghiên cu định lượng

Về phương pháp định lượng, tác giả sẽ sử dụng điều tra (survey). Theo đó, một bảng hỏi đã được chuẩn bị trước theo cấu trúc nhất định cho

Quy mô chọn mẫu được xác định dựa trên kỳ vọng vềđộ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng tham số và các tham số cần

ước lượng. Bởi lẽ nghiên cứu định lượng của luận án dựa chủ yếu trên phân tích hồi quy do đó cần xác định quy mô mẫu hợp lý để phân tích hồi quy tốt nhất. Theo Tabachnick và Fitdell (1996) kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 8m + 50 (trong đó m là số biến trong mô hình). Đối với phân tích nhân tố, Hair và cộng sự (2006) cho rằng quy mô mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến. Như vậy, quy mô mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu định lượng trong luận án này là 74. Với nỗ lực để đảm bảo tính tin cậy của điều tra, tác giả đã phát đi 250 bảng hỏi, gấp hơn 3 lần quy mô mẫu tối thiểu cần thiết theo yêu cầu.

Tác giả dựa trên khung chọn mẫu được tổng hợp từ các nguồn: danh sách các DNNVV dệt may tham gia các khóa đào tạo DNNVV của VCCI và các danh mục khác từ các công cụ tìm kiếm trên mạng, trang vàng điện thoại và danh sách các doanh nghiệp được giới thiệu.

Tác giả sử dụng máy chọn số ngẫu nhiên để lựa chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp để tiến hành phỏng vấn theo số thứ tự cho sẵn trong danh sách. Các doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn thay thế cũng tiếp tục được chọn theo cách này. Tác giả gửi email hoặc gọi điện để liên hệ phỏng vấn.

Các dữ liệu điều tra được khảo sát trong năm 2012-2013 tại 3 thành phố: Hà nội, TP Hồ chí minh, Đà nẵng. Lý do lựa chọn 3 địa phương này là (i) 3

địa phương có số lượng doanh nghiệp may nhiều nhất trong mỗi vùng (Bắc, Trung, Nam). Miền Bắc có 1035 doanh nghiệp, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 427 doanh nghiệp. Miền Trung có 306 doanh nghiệp trong đó Đà nẵng là

địa phương có nhiều doanh nghiệp may đăng ký nhất (65). Miền Nam có 2673 doanh nghiệp trong đó TP Hồ chí minh có nhiều doanh nghiệp đăng ký nhất (2197 doanh nghiệp).

Tổng số có 250 bảng hỏi phát đi và thu về được 185 bảng hỏi được trả

lời đủ tiêu chuẩn. Mô tả mẫu điều tra được trình bày ở nội dung kế tiếp. Bảng hỏi định lượng bao gồm bốn phần chính. Phần thứ nhất là thông tin cơ bản doanh nghiệp như địa điểm, ngành nghề, quy mô.... Phần này cho biết tổng quan về doanh nghiệp. Phần thứ hai sẽ bao gồm các câu hỏi về quan điểm chiến lược của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp. Đồng thời, cũng khảo sát thông tin về việc xác định các bên hữu quan chủ yếu của doanh nghiệp. Phần thứ ba nhằm tìm hiểu về các hoạt động CSR đang tiến hành tại doanh nghiệp. Tác giả

dùng thang đo likert 1 - 4 đểđo lường mức độ thực hiện các nội dung CSR theo quan điểm đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp. Phần cuối là các câu hỏi về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các biến và thang đo được trình bày như sau.

Thang đo biến phụ thuộc: CSR của doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở

lý thuyết chiến lược CSR của Burke và Logsdon (1996). Theo đó, có năm tiêu chí đểđánh giá CSR của doanh nghiệp ( đã trình bày ở phần trên)>

Bảng 2.1: Thang đo CSR của doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

csr1 CSR gắn với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp csr2 CSR đem lại lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp

csr3 Doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch kinh doanh chủđộng csr4 Doanh nghiệp có áp dụng CSR tự nguyện

csr5 Doanh nghiệp có báo cáo về CSR hàng năm cho các bên hữu quan nhất định

Thang đo lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở phần trên (Spence và cộng sự, 2007). Các thang đo được xây dựng nhằm đánh giá nhận thức, hiểu biết của lãnh đạo doanh nghiệp về CSR. Đồng thời cũng đánh giá quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các bên hữu quan chủ chốt. Điều này cũng thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo, chi phối toàn bộ hoạt động CSR của doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Thang đo lãnh đạo doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

ld1 Anh/chị có hiểu biết như thế nào về nội dung CSR ld2 Anh/chị có đánh giá như thế nào về lợi ích CSR ld3 Anh/ chị hiểu biết như thế nào về bên hữu quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh/ chị đánh giá thế nào về trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên hữu quan chủ chốt

Thang đo nội bộ doanh nghiệp được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố

về cơ chế quản trị và ảnh hưởng từ bên hữu quan chủ chốt trong nội bộ doanh nghiệp (người lao động ). Việc phát triển các thang đo này dựa trên quan

điểm của Darnall và cộng sự (2010), Murillo & Lozano (2006). Như vậy, môi trường nội bộ sẽ phản ánh sức ép thực hiện CSR của doanh nghiệp từ các yếu tố nội bộ.

Bảng 2.3: Thang đo môi trường nội bộ doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

nb1 Sức ép từ người lao động đối với doanh nghiệp như thế nào nb2 Đảm bảo tuân thủ luật lao động và đảm bảo các điều kiện

làm việc công bằng đối với công nhân có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

nb3 Thực hiện các chính sách về sức khoẻ cũng như an toàn lao

động và có thống kê trong báo cáo hàng năm có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

nb4 Chính sách khuyến khích người lao động phát triển kỹ năng thực tế và năng lực làm việc có ảnh hưởng tới doanh nghiệp nb5 Thực hiện các hành động thích hợp chống lại tất cả các hình

thức phân biệt ở nơi làm việc và trong thời gian tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

nb6 Tham khảo ý kiến của người lao động trong những vấn đề

quan trọng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Theo Porter và Kramer (2006) các yếu tố thuộc môi trường cạnh có ảnh hưởng đến CSR của doanh nghiệp. Dựa trên quan điểm này, luận án phát triển thang đo phản ánh sức ép của các yếu tố môi trường cạnh tranh về khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, quy định/tiêu chuẩn của ngành may và các thị trường. Đây được coi là các nhóm yếu tố chính của môi trường cạnh tranh ảnh hưởng tới CSR DNNVV.

Bảng 2.4: Thang đo môi trường cạnh tranh

Ký hiệu Thang đo

ct1 Khách hàng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp ct2 Nhà cung ứng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp ct3 Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct4 Thực hiện các cuộc điều tra/ thăm dò chính thức hoặc phi chính thức để tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng có ý nghĩa đối với doanh nghiệp

ct5 Các quy định và tiêu chuẩn của ngành/ thị trường về CSR

ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct6 Chính sách mua hàng công bằng trong chuỗi cung ứng có

ảnh hưởng đối với doanh nghiệp

Theo Porter và Kramer (2006) các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp. Mặc dù một số nghiên cứu thực nghiệm về DNNVV không cho thấy tác động rõ rệt của các yếu tố này nhưng luận án này vẫn đưa vào mô hình. Bởi lẽ ở Việt Nam, các DNNVV áp dụng chiến lược CSR chưa nhiều và do đó nhiều DNNVV mới chỉ ở mức tuân thủ do chịu áp lực từ phía chỉnh phủ và các bên hữu quan khác thuộc môi trường vĩ mô. Do đó, cần thiết kiểm định sựảnh hưởng này trong bối cảnh Việt Nam.

Bảng 2.5: Thang đo môi trường vĩ mô

Ký hiệu Thang đo

vm1 Toàn xã hội có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

vm2 Cộng đồng địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp vm3 Chính phủ (quy định, chính sách…) ảnh hưởng đến doanh

nghiệp

vm4 Các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủảnh hưởng đến doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Nghiên cu định tính

Về nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng tình huống (case study). Đối tượng được lựa chọn là Công ty CP May Hải Nam (Hà Nội) và Công ty TNHH May Gon Mai (TP Hồ Chí Minh). Khảo sát được diễn ra trong năm trong năm 2014.

Quy trình nghiên cứu tình huống được mô tả trong hình vẽ sau. Theo đó, tác giả sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm.

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả

Trước hết, tác giả liên hệ và đề nghị Công ty cung cấp hệ thống các văn bản tài liệu có liên quan đến CSR của doanh nghiệp. Đó là các văn bản về họp HĐQT, quy chế hoạt động, hợp đồng lao động.... Tuy nhiên, có thể nói rằng Công ty Hải Nam là doanh nghiệp quy mô nhỏ do đó hệ thống văn bản còn nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ.

Tiếp đến, tác giả tham quan dây chuyền sản xuất và các phòng ban của Công ty để ghi nhận quy trình sản xuất và các vấn đề về hiện trạng có liên quan

đến CSR. Trong quá trình quan sát, tác giả có tương tác với người lao động tại các bộ phận nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ về các hoạt động Công ty.

Thông tin có được từ tổng quan tài liệu và quan sát giúp tác giả xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc. Cuộc phỏng vấn nhóm được tổ chức như một cuộc thảo luận cởi mở về CSR của doanh nghiệp. Nhóm trả lời phỏng vấn bao gồm một Phó giám đốc, một cán bộ phòng xuất nhập khẩu, một cán bộ phòng kế toán (kế toán trưởng), và một cán bộ phòng Tổ chức.

Cuối cùng, tác giả phỏng vấn sâu Giám đốc về CSR của Công ty theo quan điểm chiến lược. Cuộc phỏng vấn này được thiết kế như thảo luận nhỏ

nhằm tìm hiểu sâu về bối cảnh kinh doanh, sức ép các bên hữu quan và định hướng chiến lược CSR của doanh nghiệp.

Trên thực tế, tác giả đã thực hiện phỏng vấn dựa trên một hệ thống bảng

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 54)