Nội dung chiến lược CSR của DNNVV

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 46)

Dựa trên lý thuyết các bên hữu quan, chiến lược CSR có gồm ba nhóm chính: môi trường, xã hội và lao động. Đây là ba nội dung lớn của chiến lược CSR.

Nếu chia nhỏ hơn thì có thể chia thành 7 nội dung cơ bản. Đây không phải là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc mà là những chỉ dẫn chiến lược mang tính nguyên tắc mang tính chất tự nguyện hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững. Theo đó, chiến lược CSR là sự cam kết chiến lược mạnh mẽ

từ lãnh đạo doanh nghiệp về bảy chủ đề cơ bản. DNNVV do nguồn lực hạn chế nên có thể không áp dụng đồng đều tất cả các nội dung chiến lược này mà lựa chọn những yếu tố cấu thành trọng yếu để xây dựng chiến lược.

Hình vẽ sau biểu thị nội dung của chiến lược CSR. Trong thực hành thì lãnh

Hình 1.6: Nội dung của chiến lược CSR

Nguồn: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế 2013

Lãnh đạo doanh nghip và nhân quyn

Theo quan điểm về CSR, lãnh đạo doanh nghiệp là hệ thống hoạch định chính sách tại doanh nghiệp, có thể tạo điều kiện và thúc đẩy các nguyên tắc cũng như những hoạt động về CSR. Các vấn đề liên quan bao gồm xây dựng chính sách, chiến lược, mục tiêu và mục đích, phản ánh mức độ cam kết của doanh nghiệp về CSR, khuyến khích tăng cường các hoạt động liên quan tới CSR, khuyến khích nhân viên các cấp tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội, ghi nhận lại quyết định về CSR và kết quả nhận thấy từ các hoạt động CSR để tham khảo và tiến hành các hoạt động cần thiết sau này.

Nhân quyền bao gồm các quyền cơ bản của con người. Những doanh nghiệp muốn đảm bảo về nhân quyền tại doanh nghiệp cần phải chú ý tới các vấn đề sau:

o Chính sách về nhân quyền và việc tích hợp các chính sách ấy vào các hoạt động của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả của các hoạt động tới nhân quyền, quan trắc và hành động để cải tiến thực trạng;

o Quan tâm đặc biệt tới những môi trường làm việc có tồn tại nguy cơ vi phạm nhân quyền;

o Tránh liên quan, tạo điều kiện cho mọi vi phạm nhân quyền tại các tổ

chức hoặc doanh nghiệp khác (đồng lõa trực tiếp, đồng lõa vì lợi nhuận hoặc

đồng lõa trong im lặng);

oXây dựng và vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ tôn trọng vấn đề nhân quyền của các bên có liên quan.

oĐảm bảo đối xử công bằng với mọi cá nhân, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, tàn tật, phụ nữ mang thai, tình trạng sức khỏe (như: HIV/AIDS...), quan điểm chính trị…

o Tôn trọng quyền công dân bao gồm đời sống cá nhân, tự do ngôn luận, tự do gặp gỡ, họp mặt, quyền sở hữu, tiếp cận với trình tự tố tụng hợp pháp, quyền được lắng nghe trước khi thi hành biện pháp kỉ luật nội bộ (nghiêm cấm các hình thức kỉ luật gây tổn thương cơ thể và mang tính vô nhân đạo…);

o Tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, làm việc trong môi trường phù hợp, hưởng tiêu chuẩn đầy đủ về sức khỏe và đời sống (cơm ăn, áo mặc, nhà ở và được bảo vệ về mặt xã hội: bảo hiểm thất nghiệp, chế độ

nghỉ ốm, thương tật, nghỉ hưu…)

Thc hành kinh doanh trung thc

Các biện pháp thực hành kinh doanh trung thực là những cách ứng xử

mang tính đạo đức mà doanh nghiệp nên có khi làm việc với các tổ chức khác như các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp, nhà thầu, khách hàng, đối thủ cạnh

tranh và các đối tác khác. Để thiết lập và duy trì các biện pháp thực hành kinh doanh trung thực, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Các hoạt động chống tham nhũng bao gồm xác định nguy cơ tham nhũng, cam kết/chính sách chống tham nhũng, tăng cường nhận thức/đào tạo/hỗ trợ

nhân viên cách thức phòng chống tham nhũng, đảm bảo trả thù lao thỏa đáng cho nhân viên và những dịch vụ hợp pháp và khuyến khích các đối tác thông báo về những hành vi vi phạm với chính sách và quy định của doanh nghiệp;

- Tham gia một cách có trách nhiệm vào những hoạt động chính trị bao gồm những hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho các tiến trình chính trị công và việc xây dựng những chính sách công có thể mang lại lợi ích cho xã hội, sự minh bạch trong chính sách và hoạt động chính trị và ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra (vd: thông tin sai, vận hành sai, hiểm họa, áp bức…) trong các hoạt động chính trị;

- Cạnh tranh công bằng bao gồm các hoạt động chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh như: ép giá, thông thầu, ấn định giá…

- Tăng cường trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị bao gồm việc khuyến khích các bên tham gia vào chuỗi cung cấp và phân phối của doanh nghiệp cùng thực hiện các chính sách CSR.

- Tôn trọng quyền sở hữu bao gồm những hoạt động tuân thủ theo những quy định về quyền sở hữu đối với các tài sản vật thể và tài sản trí tuệ.

Môi trường

Mọi quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đều đi kèm với tác động xã hội như phát thải ra không khí, môi trường nước, sử dụng và thải bỏ các chất độc và nguy hại cùng với các loại ô nhiễm khác (tiếng ồn, mùi, ánh sáng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về khía cạnh môi trường, các hoạt động của doanh nghiệp có thể liên quan tới việc suy giảm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và sinh vật...

Lao động

Các vấn đề về lao động bao gồm toàn bộ chính sách và hoạt động có liên quan tới công việc được thực hiện bởi nhân viên và các nhà thầu phụ của doanh nghiệp. Chủ đề chính này bao gồm các vấn đề về lương, điều kiện làm việc (thời gian làm việc, an toàn và sức khỏe, đào tạo và truyền thông, phúc lợi, nghỉ lễ, nghỉ phép…), bảo vệ về mặt xã hội (bảo hiểm, bảo hiểm y tế, quyền lợi cho gia đình, giảm nguy cơ thất nghiệp cho nhân viên…), chính sách khuyến khích, tuyển dụng và kết thúc hợp đồng tuyển dụng, phân bổ

nhân công, đàm phán tập thể, đối thoại xã hội.

Người tiêu dùng

Khi mua và sử dụng bất kì một sản phẩm nào, người tiêu dùng cần phải

được đảm bảo về an toàn, được thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ và những đánh giá khách quan về sản phẩm, tôn trọng quyền riêng tư, được thông báo trước về rủi ro có thể xảy ra...

Hòa hp và phát trin cng đồng

Doanh nghiệp không nên tách rời cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt

động. Hòa hợp và phát triển cộng đồng nghĩa là doanh nghiệp cần phải tôn trọng cộng đồng, thực hiện các hoạt động như hỗ trợ và xác định ưu tiên cho

đầu tư xã hội và phát triển trong cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu về hàng hóa công và phát triển xã hội, quan tâm tới những nhóm đối tượng dễ

bị tổn thương, tư vấn và hỗ trợ cộng đồng trong phát triển chung của doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ minh bạch với các cơ quan địa phương, xúc tiến cơ hội đào tạo và giáo dục cho cộng đồng, tôn trọng và thúc đẩy các hoạt

động văn hóa, tạo công ăn việc làm và hỗ trợ các hoạt động phát triển kĩ năng tại địa phương, ứng dụng kiến thức, kĩ năng và công nghệ hợp lý để giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 46)