Khái quát về CSR của DNNVV ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 74)

Phần này sẽ xem xét thực trạng CSR của doanh nghiệp khảo sát bao gồm các nội dung thực hiện CSR tại doanh nghiệp. Có 44.86% DNNVV được khảo sát trả lời rằng đã xây dựng và áp dụng bộ quy tắc ứng xử (COC).

Chỉ có khoảng 47.6% doanh nghiệp đã có chứng nhận liên quan về hệ

thống quản lý chất lượng hoặc liên quan tới CSR. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 cao nhất (chiếm 16.7% so với toàn bộ doanh nghiệp khảo sát) sau đó là SA 8000 (11.9%). Tỷ lệ doanh nghiệp có ISO 14000 và OHSAS thấp hơn đáng kể (lần lượt là 6.5 và 1.6%).

Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát có chứng nhận

Nguồn: Điều tra của tác giả

Như đã trình bày ở trên, các hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ được nhóm lại từ 3 nhóm hoạt động chính: hoạt động xã hội bên trong doanh

nghiệp, hoạt động xã hội bên ngoài doanh nghiệp và các hoạt động môi trường. Trong đó, hoạt động xã hội bên trong doanh nghiệp là các chủ đề về

lao động, nhân quyền, cơ chế quản trị….. Hoạt động xã hội bên ngoài doanh nghiệp là kinh doanh trung thực, trách nhiệm với đối tác, khách hàng… Hoạt

động môi trường là sản xuất sạch hơn, phòng trừ và giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng bền vững….

Tiếp đến, hoạt động CSR nêu trên của DNNVV ngành may sẽđược đánh giá theo các đặc điểm của chiến lược CSR – lý thuyết được đề xuất bởi Burke và Logsdon (1996). Như đã trình bày ở phần trên, CSR sẽ được đánh giá theo 5 đặc điểm sau đây:

-CSR gắn với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp -CSR tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với doanh nghiệp. -Doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn

-Doanh nghiệp có thực hiện CSR tự nguyện

-Doanh nghiệp có báo cáo CSR ra cộng đồng bên ngoài.

Bảng 3.1: Đặc điểm chiến lược CSR của DNNVV ngành may

Variable Mean Std. Dev.

csr1 2.037838 0.996557 csr2 2.697297 0.935556 csr3 2.178378 1.040259 csr4 2.427027 1.154539 csr5 2.275676 1.172466 Nguồn: Phân tích của tác giả

CSR của doanh nghiệp được coi là chiến lược CSR khi mà hoạt động CSR đều thỏa mãn 5 điều kiện nêu trên. Mức độ không thỏa mãn các điều kiện nêu trên càng cao càng chứng tỏ CSR của doanh nghiệp đó mang tính thụ động, ứng phó. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng nhìn chung CSR của doanh nghiệp không phải là chiến lược CSR mà chỉ là phản ứng thụđộng.

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)