Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 51)

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết phân tích tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến CSR của DNNVV. Các DNNVV khác biệt nhau về phạm vi kinh doanh, sứ mệnh, quy mô… do đó các cam kết về chiến lược CSR cũng rất khác biệt nhau. Hay nói cách khác là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và cam kết chiến lược CSR của DNNVV. Tổng quan nghiên cứu cho thấy có các yếu tố sau đây ảnh hưởng

đến CSR của DNNVV. Lãnh đạo doanh nghiệp

Lepoutre và Heene (2006) nghiên cứu và phát hiện các yếu tố như đặc

điểm cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về môi trường lý giải sự khác biệt trong các cam kết và thực hiện CSR của các DNNVV. Tương tự, Labelle và Saint Pierre (2010) cũng xác định ba nhóm nhân tố (môi trường bên ngoài, môi trường doanh nghiệp và yếu tố người lãnh đạo) ảnh hưởng đến các quyết định thực hiện CSR.

Trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp được phát hiện là yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định chiến lược CSR của doanh nghiệp bởi lẽ khác với doanh nghiệp lớn, quyền hạn và nhiệm vụ của lãnh đạo các DNNVV khá lớn và thường bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, DNNVV không hoàn toàn có hệ thống quản lý nhiều bộ phận, phòng ban như các doanh nghiệp quy mô lớn hơn nên quyền quyết định phần nhiều phụ thuộc vào lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp. Jenkins (2006) cho rằng

cơ cấu quản trị ít cấp và tập trung quyền của phần lớn DNNVV làm cho giá trị cá nhân của người chủ - người điều hành là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện CSR. Nói cách khác, người chủ/người điều hành doanh nghiệp là yếu tố chính yếu để doanh nghiệp thực hiện CSR. Khoảng cách giữa cấp chiến lược và cấp tác nghiệp trong DNNVV thường hẹp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn. Điều này lại càng đúng với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khi tại đó chủ doanh nghiệp thường là lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này cũng có thể dẫn đến hàm ý rằng CSR ở DNNVV có xu hướng mang tính đạo

đức nhiều hơn động cơ kinh tế. Ede và cộng sự (2000) phát hiện rằng tuổi của lãnh đạo doanh nghệp đóng vai trò quan trọng trong hệ giá trị của lãnh đạo doanh nghiệp và kết luận rằng các lãnh đạo trẻ thường có trách nhiệm xã hội hơn thế hệ già hơn. Tuy nhiên, giới tính và bằng cấp lại không đóng vai trò quan trọng nào. Nói tóm lại, tầm nhìn của lãnh đạo về tương lai doanh nghiệp; nhận thức và hiểu biết của lãnh đạo về các nguồn lực nội tại tác động đến cam kết CSR của doanh nghiệp (Spence và cộng sự, 2007)

Môi trường nội bộ doanh nghiệp

Các yếu tố về doanh nghiệp được viện dẫn bao gồm: nguồn lực tài chính, quyền lực thương lượng. Các nghiên cứu thực nghiệm (được tổng hợp trong Lepoutre & Heene, 2006) cho thấy các DNNVV hạn hẹp nguồn lực tài chính và ít quyền lực thương lượng và điều này làm giảm động lực thực hiện chiến lược CSR. Khi nói đến quyền lực thương lượng thì áp lực từ các bên hữu quan chủ chốt thường được nhấn mạnh. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng phát hiện rằng các bên hữu quan như người lao động, khách hàng và nhà cung

ứng ảnh hưởng nhiều hơn tới CSR của DNNVV. Thậm chí theo nhiều tác giả đây là ba bên hữu quan ảnh hưởng nhiều nhất tới DNNVV (Murillo & Lozano, 2006; Perrini và cộng sự, 2007; Saulquin & Schier, 2005, Gadenne và cộng sự, 2009). Darnall và cộng sự (2010), Murillo & Lozano (2006) phát

hiện rằng CSR trong DNNVV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ mối quan tâm người lao động và gia đình họ hơn là các bên hữu quan bên ngoài. Hơn nữa, DNNVV có nguồn lực hạn chế không chỉ tài chính mà còn nhân sự có chất lượng cao và thời gian do đó để hiểu và áp dụng CSR gặp nhiều khó khăn (Aragón-Correa và cộng sự, 2008; Lepoutre & Heene, 2006). Điều này càng

đúng trong ngành may với bản chất là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến CSR của DNNVV bao gồm môi trường vĩ mô (yếu tố chính phủ, cộng đồng địa phương và các tổ chức hiệp hội phi chính phủ) và môi trường cạnh tranh (theo Porter và Kramer, 2006). Các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp nhưng nhiều bằng môi trường cạnh tranh bởi lẽ DNNVV không đủ nguồn lực

đểđáp ứng tất cả các bên hữu quan.

Môi trường cạnh tranh thể hiện các áp lực của các bên hữu quan chủ chốt tới doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên, đới với DNNVV hai bên hữu quan chủ chốt bên ngoài được nhận định là khách hàng và nhà cung ứng. Đặc biệt

đối với các doanh nghiệp may – vốn bị chi phối của chuỗi may mặc toàn cầu thì áp lực này càng lớn hơn. Đó là xu thế ngày càng nhiều DNNVV hợp tác với các doanh nghiệp lớn và do đó họ phát triển các phương thức sản xuất kinh doanh đểđáp ứng các điều kiện kinh doanh toàn cầu trong đó có các điều khoản về CSR. Các doanh nghiệp ngành may thường nằm trong nhóm này khi mà các chuỗi cung ứng toàn cầu chi phối phần lớn ngành dệt may trên toàn thế giới. Các công ty mua hàng và nhà ứng sẽ chi phối toàn bộ chuỗi và gây áp lực cho các thành viên trong chuỗi cung ứng toàn cầu tuân thủ CSR. Hay nói cách khác, áp lực này rất lớn do việc tuân thủ CSR được coi là giấy thông hành để các DNNVV ngành may đi vào thị trường quốc tế.

Các yếu tố khác

Các luận giải về CSR của DNNVV có thể không hoàn toàn đồng nhất vì tùy thuộc vào các yếu tố khác. Ví dụ như về quy mô doanh nghiệp hoặc số

năm hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ như quy mô doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến CSR của DNNVV (Labelle & Saint Pierre, 2010). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ dương giữa quy mô doanh nghiệp và cam kết thực hiện CSR (Lepoutre & Heene, 2006; Perrini và cộng sự, 2007; Cabagnols & Le Bas, 2008). Các DNNVV có quy mô lớn hơn thường “nhạy cảm” hơn với các chủ đề CSR, đặc biệt là các chủ đề về môi trường – đó là kết quả nghiên cứu của Sharma (2000). Điều này có thể do các DNNVV có quy mô lớn hơn thường có nguồn lực tốt hơn để thực hiện CSR. Nói tóm lại cơ sở lý thuyết cho thấy các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, môi trường nội bộ doanh nghiệp, yếu tố nhà lãnh đạo có tác động đến áp dụng chiến lược CSR của DNNVV. Các yếu tố này sẽ được phát triển ở

các phần kế tiếp của luận án để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh DNNVV ngành may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 51)