Nghiên cứu tình huống

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 92)

Nhằm kiểm chứng các kết quả phân tích định lượng, tác giảđã tiến hành nghiên cứu tình huống. Công ty nghiên cứu ở đây là Công ty CP Hải Nam. Công ty này được chọn làm điển hình nghiên cứu vì các lý do chủ yếu sau

đây. Thứ nhất, đây là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong ngành may – phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua gia công hàng xuất khẩu. Thứ hai, doanh nghiệp có một quá trình phát triển. Công ty Hải Nam vốn là xưởng may thực

tập của Trường nghề may được thành lập từ năm 1999. Đến năm 2008, xưởng may được phát triển thành công ty cổ phần trong đó cổ đông lớn là phần vốn góp của Nhà nước đại diện bởi Trường Cao đẳng Công nghiệp dệt may thời trang. Như vậy quá trình phát triển của doanh nghiệp này khá dài, từ xưởng lên Công ty. Đó cũng là bước đi của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian vừa qua, mặc dù có thể khác nhau về nguồn vốn chủ sở hữu. Thứ ba, trong năm 2012-2013 – thời điểm tác giả luận án tiến hành nghiên cứu sinh, tổng giám đốc doanh nghiệp Hải Nam được Vinatexx bổ nhiệm vốn là Phó Tổng giám đốc Công ty May 10. Do đó, tổng giám đốc hiểu rất rõ về CSR và lợi ích CSR đem lại tuy nhiên những hạn chế vè nguồn lực tại doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cản trở khá nhiều đến nội dung thực hiện CSR tại doanh nghiệp. Nói ngắn gọn, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về CSR rất cao nhưng các rào cản của doanh nghiệp hạn chế đến việc phát triển của doanh nghiệp nói chung và chiến lược CSR nói riêng. Như vậy, việc nghiên cứu từ tình huống này sẽ đem lại những kết luận thú vị, nhằm lý giải thêm những kết quả phân tích định lượng.

Công ty cổ phần may Hải Nam có trụ sở chính tại thôn Lệ Hồ, xã Lệ

Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời điểm khảo sát Công ty có 431 lao động trong đó 48 người là lao động gián tiếp. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là áo jacket, quần áo bảo hộ lao động….. Thị trường chủ yếu là hàng xuất khẩu châu Âu (65% doanh thu), kế tiếp là Nhật (30%), Hoa Kỳ khoảng 5%. Do hàng rào kỹ thuật vào thị trường Mỹ khắt khe do đó công ty chủ yếu là nhà thầu phụ. Nói tóm tắt, toàn bộ hoạt động của Công ty là CMT (cut- make – trim). Tại thời điểm phỏng vấn lãnh đạo công ty rất mong muốn đầu tư vào chiến lược CSR để cải thiện vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xét về mô hình cơ cấu tổ chức. Công ty Hải Nam bao gồm hai nhánh: sản xuất và bộ phận chức năng. Quy trình sản xuất và kinh doanh bao gồm (i) chuẩn bị mẫu, (ii) quản lý kho, cắt (iii), may (iv), và (v) hoàn thiện và đóng gói. Trong một số trường hợp, Công ty sẽ kiểm tra kim gãy nếu khách hàng yêu cầu. Khách hàng và /hoặc công ty hậu cần sẽ quản lý vận chuyển từ kho hàng của nhà máy. Do Công ty thực hiện CMT 100% do đó nguyên vật liệu do khách hàng cung ứng.

Đánh giá chung về nhận thức CSR của lãnh đạo doanh nghiệp, tổng giám đốc của Hải Nam vốn là phó tổng giám đốc May 10 – một công ty đầu

đàn trong ngành may ở Việt Nam – nên rất am hiểu về CSR. Tuy nhiên, các thành viên khác trong ban giám đốc chưa hiểu rõ về CSR mà chỉ biết chung chung là CSR là “giấy thông hành” đểđi vào thị trường Thế giới. Đánh giá về

các trở ngại triển khai CSR, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng trước hết đó là nguồn lực vật chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Hải Nam nằm trong khuôn viên của Trường nên chỉ có thể cải tạo. Không thể xây dựng hệ thống CSR hoàn toàn mới trên nền tảng cơ sở vật chất đó.

Trả lời câu hỏi về đánh giá thực trạng CSR tại doanh nghiệp, ban giám

đốc công ty cho rằng mới ở dừng ở mức ứng phó thụđộng. Tuy nhiên công ty cũng không thực hiện hết các chủđề về CSR mà chỉ áp dụng cải tiến dần dần cơ sở hiện có theo hướng CSR. Như vậy, các hoạt động CSR hiện tại còn manh mún và chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh giá là chi phí thấp thì các hoạt động CSR của doanh nghiệp vẫn dừng ở mức giảm các gây hại hơn là mang tính chiến lược. Theo đó, doanh nghiệp đang áp dụng các tiêu chuẩn do bên mua hàng đề ra hơn là hành động mang tính chủđộng và chiến lược.

Cụ thể trong dây chuyền sản xuất việc giảm thiểu các mối nguy hại như

cháy nổ, an toàn lao động... không được coi trọng đúng mức. Việc tổ chức quy trình kinh doanh còn nhiều hạn chế như quản lý xả thải và lãng phí không

được thực hiện một cách có tổ chức.

Tiếp đến, nội dung các hoạt động CSR của công ty được đánh giá như sau: - Lãnh đạo doanh nghiệp và nhân quyền: là DNNVV nên hệ thống quản trị của doanh nghiệp chưa được chuẩn hóa quy trình và văn bản. Doanh nghiệp đang gặp các vấn đề sau đây: không có mô tả công việc, vượt quá giờ

làm việc (61,5 giờ một tuần), không có thỏa ước lao động tập thể.

- Lao động: lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức tầm quan trọng của đối thoại nhưng chưa thực hiện. Tuy nhiên điều kiện làm việc chưa đảm bảo an toàn và giảm mối nguy hại trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, có tỷ lệ cao công nhân chưa ký hợp đồng lao động cũng là vấn đề cần giải quyết.

- Phát triển cộng đồng: Công ty phát triển quan hệ khá tốt với chính quyền sở tại và các hoạt động tại địa phương. Với cộng đồng doanh nghiệp may tại địa phương còn có những thỏa thuận về việc tranh giành thu hút lao

động. Đây là một điều rất quan trọng vì sựổn định lao động là điều kiện quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp may.

- Môi trường: quản lý xả thải đặc biệt nước và nguyên liệu thừa vẫn là một vấn đề. Trong khuôn viên nhà máy còn có ống xả thải hơi nước nóng rò rỉ

- Kinh doanh trung thực và người tiêu dùng: Vì công ty hoàn toàn gia công nên ban lãnh đạo cho rằng mình không liên quan đến hai chủ đề này. Tuy nhiên nhìn ở phạm vi rộng hơn thì Công ty chưa quan tâm đúng mức đến chủ đề này. Bởi lẽ vào những tháng cao điểm gia công đơn hàng, Công ty thuê thêm lao động là học sinh trường nghề may làm phụ thêm ở nhà nhưng không quản lý mẫu. Thông thường tùy theo nhà cung ứng, mẫu phải được các

công ty gia công bảo mật từ vài tháng đến vài năm. Tương tự như vậy, việc rà soát kim gãy chỉ thực hiện với các đơn hàng được yêu cầu; không áp dụng chung cho tất cả các đơn hàng.

Bảng 3.12: Một số hình ảnh về CSR tại doanh nghiệp

Chủđề Hình ảnh

An toàn lao động: thiết bị rỉ sét

An toàn lao động: thiết bị cũ, không đưa vào sử dụng

Môi trường và lao động: rỉ vòi nước xả khí nóng

Quy trình sản xuất: không ngăn nắp, không tổ chức thành

các chuyền một cách công nghiệp

Điều kiện lao động: không có khẩu trang khi lao động trong

môi trường bụi

Nguồn: Tác giả

Trả lời câu hỏi về chuyển đổi mô hình thực hiện CSR từ thụ động sang chiến lược, ban giám đốc doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo rất muốn làm điều này. Bởi lẽ họ ý thức được CSR là chứng nhận giấy thông hành đi vào thị

trường Thế giới. Hiện tại tuy Công ty đang có nhiều đơn hàng nhưng để nhận các đơn hàng có giá trị cao hơn thì CSR là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên rào cản đến trước hết là do nguồn lực vật chất (chia sẻ chung cơ sở với Trường nghề) nên khó thực hiện trong tương lai gần. Việc cải tiến dần dần các hoạt

động CSR đang được diễn ra và coi như là một phần tất yếu trong hoạt động quản trị tại Công ty.

Tóm lại, các kết luận rút ra từ nghiên cứu tình huống xác nhận tính đúng

đắn và hợp lý của nghiên cứu định lượng dựa trên điều tra. Trước hết xác nhận rằng việc thực hiện CSR của DNNVV là quá trình thực hiện liên tục từ ứng phó thụ động sang chiến lược, tổng thể. Tiếp đến, do nguồn lực có hạn các DNNVV không thực hiện đồng đều các nội dung của CSR mà lựa chọn thực hiện từng nhóm nội dung theo tính cấp thiết đối với doanh nghiệp. Cuối cùng, khách hàng và lao động là hai yếu tố tiên quyết dẫn dắt quá trình thực hiện CSR của doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV

KT LUN VÀ KIN NGH

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)