6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Mục tiêu hoạt động trong thời gian đến
hóa định hướng hoạt động tín dụng, là một bộ phận cấu thành của mục tiêu
định hướng kinh doanh. Các mục tiêu tín dụng nằm đảm bảo cơ cấu tài sản có, các cơ cấu tín dụng được xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng hiện tại, môi trường kinh tế và xã hội, thị trường tài chính những năm tới trên nguyên tắc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tếđất nước và sự an toàn ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các mục tiêu cụ thể như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng
Sử dụng triệt để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để chọn lọc khách hàng tốt và phát triển tín dụng, giảm dần dư nợ đối với doanh nghiệp xếp hạng BBB trở xuống.
Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong trong tương lai. Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp ngành sản xuất, công nghiệp chế biến, đa dạng hóa khách hàng, giảm thiểu rủi ro.
Ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động, các dự án, phương án có hiệu quả và phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa bàn. Hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Kiểm soát dư nợ phi sản xuất.
Tiếp tục hạn chế cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm, giảm dần tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro.
Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi và giảm tỷ lể nợ xấu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ