6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nhận dạng nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay
động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp là điều rất cần thiết đối với các NHTM nói chung và Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai nói riêng.
1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại các NHTM được thực hiện theo 04 bước sau:
1.2.1. Nhận dạng nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp
Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ là những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp.
Nhận dạng RRTD DN là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro bất định của một tổ chức. Tất cả các rủi ro trọng yếu (gồm cả rủi ro
đang có, rủi ro chưa được phát hiện và rủi ro mới) ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải được ngân hàng nhận ra và hiểu được. Các hoạt động nhận diện nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố
mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro. Yêu cầu chính của nội dung này là thực hiện công việc dự báo các rủi ro có thể có, xác định nó xuất hiện từ
nguồn nào trên cơ sở những thông tin được cung cấp và tự thu thập về các vấn
đề có liên quan đến quyết định kinh doanh. Đối với một TCTD, yêu cầu nhận diện RRTD phải được thực hiện đối với thực trạng toàn bộ hoạt động tín dụng (để phục vụ cho công tác quản trị điều hành kinh doanh tín dụng) và cả với
từng khoản cấp tín dụng/khách hàng cụ thể (để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng).
Có các phương pháp nhận diện rủi ro sau: Phương pháp bảng liệt kê
(phương pháp check – list) là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro; Phương pháp phân tích tài chính là phương pháp đánh giá tình hình tài chính hiện đại của DN thông qua các báo cáo chính để từ đó đưa ra đánh giá có căn cứ về tính hình tài chính tương lai của DN và đưa ra ước tính tổn thất về khả năng kinh tế trong tương lai; Phương pháp lưu đồ là phương pháp liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình cho vay, từ đó xác định rủi ro để có những biện pháp khắc phục nhất định. Ngoài ra, trong thực tế còn sử dụng phương pháp giao tiếp với chuyên gia, phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp nghiên cứu các số
liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp đánh giá hiểm họa RRTD, phương pháp giao tiếp với nội bộ tổ chức và phương pháp phân tích hợp đồng trong phân tích, nhận diện RRTD. Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, do vậy trên thực tế có thể phối hợp các phương pháp trên để tối ưu hóa công tác nhận diện RRTD.
Việc nhận biết RRTD là rất phức tạp, các tình huống đẫn đến rủi ro luôn đa dạng. Các NHTM đã cố gắng xây dựng một số dấu hiệu nhận biết RRTD điển hình để hổ trợ cho hoạt động quản trị RRTD cụ thể như sau:
+ Các dấu hiệu từ người vay
v Doanh nghiệp khó khăn trong thanh toán lương, gia tăng các khoản nợ thương mại và các khoản vay ngân hàng một cách bất thường
v Đề nghị các khoản vay vượt quá nhu cầu cần thiết, thường xuyên yêu cầu ngân hàng đáo hạn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
v Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn, các hệ số tài chính biến động xấu.
v Doanh nghiệp nợ tiền thuế nhà nước dây dưa, bị cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần.
v Doanh nghiệp vay vốn trì hoãn cung cấp các báo cáo tài chính cho ngân hàng: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để ngân hàng thẩm định cho vay, là cơ sởđểđánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn. Việc chậm trễ
trong xây dựng hoặc gửi báo cáo tài chính định kỳ nói lên tình hình tài chính của doanh nghiệp có vấn đề, có thể người vay gặp khó khăn hoặc gian dối về
tài chính. Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, phân tích và kết luận cụ thểđể có biện pháp xử lý kịp thời.
v Mối quan hệ không bình thường giữa ngân hàng và người vay: Sự
chậm trễ, thất hẹn hoặc trốn tránh các giao tiếp bình thường với ngân hàng cũng là dấu hiệu cho thấy khách hàng không bình thường, có thể khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tài chính suy giảm. Ngân hàng cần tăng cường cảnh giác, tìm hiểu thực chất vấn đềđểđối phó kịp thời.
v Dự trữ vật tư hàng hóa tăng cao, ứ đọng lâu ngày, khả năng quay vòng thấp.
v Chất lượng hàng hóa, dịch vụ giảm sút, DN bị rắc rối trong tranh chấp và kiện tụng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
v Khách hàng vay vốn giảm bất thường về giá bán hàng hóa: việc giảm giá bất thường có thể do DN khó khăn về tài chính.
v Sự thay đổi bất thường về tổ chức: việc thay đổi người quản lý (cách chức, từ chức, chuyển công tác…) hoặc người lao động thiếu việc làm, giảm nhân công, bán tài sản, … đây là những dấu hiệu rõ nét cho thấy những khó khăn của DN có thểảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn.
đối tác của người vay gặp rủi ro thì nguy cơ rủi ro dây chuyền có thể xảy ra và ảnh hưởng đến các món nợ của ngân hàng.
v Khách hàng hoàn trả nợ không đúng hạn: Các trường hợp trả nợ vay ngân hàng chậm trễ đều được coi là dấu hiệu cơ bản của RRTD. Mục đích cuối cùng và cơ bản nhất trong hoạt động tín dụng là thu hồi nợ đầy đủ và
đúng hạn. Việc khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ
cho ngân hàng đồng nghĩa với RRTD.
v Xuất hiện tình trạng vay vốn ở nhiều ngân hàng: Thường các DN chỉ
quan hệ tín dụng với một ngân hàng quen thuộc và thuận tiện. Tuy nhiên, trong trường hợp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn nên khách hàng tìm cách vay nhiều ngân hàng để đáo nợ và tránh sự kiểm soát của NH.
+ Các dấu hiệu từ phía ngân hàng
v Quy trình cho vay không được thực hiện đúng quy định: Thông thường các ngân hàng chấp hành quy trình cho vay một cách chặt chẽ, kiểm soát việc cấp tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, quá trình cho vay không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc và đầy
đủ. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và mạnh mẽ, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng các điều kiện vay vốn, bỏ qua một số quy
định để thu hút hoặc giữ chân khách hàng do đó RRTD sẽ tăng lên.
v Giải ngân khoản vay trước khi hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn: Điều này thể hiện sự bất ổn, vội vã của ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng. Khách hàng sau khi đã nhận được khoản vay thường thiếu thiện chí bổ sung các thủ tục còn thiếu. Những khoản vay như vậy thường có độ rủi ro cao so với các khoản vay bình thường.
được hình thành đầy đủ, đúng hạn, thay vì phải đàm phán với khách hàng để
xử lý, nhưng ngân hàng giải quyết tình trạng quá hạn trước mắt bằng cách cho vay đảo nợ mới để thu hồi nợ cũ. Biện pháp này không kiểm soát được các khó khăn của khách hàng phải đối mặt mà làm tích tụ thêm rủi ro cho khoản vay. Đến một lúc nào đó, tài chính của DN bộc lộ rõ ràng, không cứu vãn
được nữa, RRTD là rất cao.