Đánh giá toàn bộ hoạt động doanh nghiệp tại địa bàn Khu Kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Đánh giá toàn bộ hoạt động doanh nghiệp tại địa bàn Khu Kinh

KINH TẾ MỞ CHU LAI – QUẢNG NAM

2.2.1. Đánh giá toàn bộ hoạt động doanh nghiệp tại địa bàn Khu Kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam Kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam

Với trọng điểm nằm trong khu kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên, gần thành phố Đà Nẵng và kết nối với Khu kinh tế Dung Quất, Khu Kinh tế mở Chu Lai như một miền đất hứa nhiều tiềm năng và triển vọng. Các ngành có lợi thế phát triển như dịch vụ, chế biến thủy sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, vật liệu xây dựng, đường, dệt may, sản xuất phương tiện phục vụ nghề cá và nguyên liệu, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản…

Cũng chính lợi thế về ngành nghề nêu trên nên đa số các doanh nghiệp

được thành lập đều tập trung vào các ngành du lịch, dịch vụ, chế biến thủy sản, đóng tàu, dệt may … Đến cuối năm 2013 tổng số lượng doanh nghiệp tại Khu Kinh tế mở Chu Lai còn hoạt động là 8.215 tăng 200 doanh nghiệp so với năm 2012. Số lượng doanh nghiệp giải thể và phá sản trong năm là 572 doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp được cấp phép mới trong năm nay là 772 doanh nghiệp. Về cơ cấu thành phần doanh nghiệp thì có khoảng 2.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và trung bình, chiếm 24,3% tổng số lượng doanh nghiệp, có 75 doanh nghiệp có vốn đăng ký nước ngoài, chiếm 0,9%

tổng số lượng doanh nghiệp. Và theo thống kê NHNN thì Khu Kinh tế mở

Chu Lai đến 31/12/2013 thì có khoảng 2.170 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, giảm 20 doanh nghiệp so với cuối năm 2012, các doanh nghiệp còn lại chủ yếu hoạt động về tiền gửi hoặc một số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn.

Trong giai đoạn 2011-2013 hoạt động của doanh nghiệp tại địa bàn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự suy thoái của nền kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc giải thể phá sản, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại địa bàn tính đến thời điểm 31/12/2013

đạt 13.301 tỷ đồng, giảm 1.2% tương ứng giảm 162 tỷ đồng, chiếm 64,93% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, Trong đó:

+ Dư nợ cho vay phục vụ xuất khẩu đạt 2.591 tỷđồng, so với đầu năm giảm 269 tỷđồng tương ứng giảm 9.4%, chiếm 12,65% dư nợ toàn tỉnh.

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.343 tỷ đồng, chiếm 55,2% dư nợ cho vay doanh nghiệp và so với đầu năm giảm 373 tỷđồng tưng

ứng với mức giảm 4,8%.

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp và nông thôn: Đạt 3,023 tỷđồng, so với

đầu năng tăng 244 tỷđồng tương ứng tăng 8,78%, chiếm 14,76% tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc giảm là do:

v Giá nguyên liệu tăng của hàng tồn kho lớn, cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến khả năng hấp thụ vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không cao; Doanh số cho vay các doanh nghiệp liên tục giảm từ mức trên 3.000 tỷđồng/tháng, giảm còn khoảng 2.300 tỷđồng/tháng.

v Tài sản của doanh nghiệp được thế chấp cho các khoản vay trước

đây đang trong tình trạng nợ xấu nên các doanh nghiệp khó đáp ứng các điều kiện theo quy định để ngân hàng tiếp tục cho vay nhằm khôi phục sản xuất

kinh doanh.

v Do nền kinh tế đang suy yếu, rủi ro tín dụng và nợ xấu tăng cao nên một số ngân hàng áp dụng chuẩn cho vay chặt chẽ hơn, hạn chế tăng trưởng tín dụng mà tập trung thu hồi nợ xấu.

2.2.2. Đánh giá cơ chế chính sách có tác động đến hoạt động doanh nghiệp tại địa bàn

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp hiệu quả:

+ Liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành và lãi suất gửi tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại các TCTD. Quy định và

điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với 4 lĩnh vực ưu tiên phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và chủ

trương giảm mặt bằng lãi suất.

+ Chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp hỗ trợ, rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cự với khả năng trả nợ tốt; xem xét miễn giảm lãi đối với khách hàng bị tổn thất tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính

được vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của khoản cho vay trước đây …

Ngoài ra các giải pháp của ngân hàng nhà nước về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tại địa bàn thì về phía tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có những chỉđạo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp như:

v Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong, ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho tiến tới khôi phục tăng trưởng sản xuất.

v Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan ưu tiên tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp phản ánh qua các buổi đối thoại để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

v Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

v Tăng cường việc cung cấp, trao đổi thông tin nhằm phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý doanh nghiệp trong KCN để xử lý nhanh chóng, kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 61)