Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một khi các rủi ro đã được xác định, chúng ta phải đánh giá được về

mức độ thua lỗ và xác xuất nảy sinh. Trong quản trị RRTD DN, đo lường rủi ro được thực hiện bằng thẩm định rủi ro khoản vay, xếp hạng tín dụng khách hàng.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau, từ các công cụ và mô hình đơn giản đến các công cụ và mô hình phức tạp Có nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Các mô hình này rất

đa dạng, bao gồm cả mô hình phản ánh về mặt lượng (định lượng) và mô hình phản ánh về mặt chất lượng tín dụng (định tính). Dù mô hình nào đi chăng nữa thì chúng không loại trừ nhau, mà có thể bổ sung nhau hoặc dùng đểđánh giá RRTD dưới nhiều góc độ khác nhau.

+ Mô hình định tính: Để sử dụng phương pháp định tính trong đo lường RRTD, ngân hàng cần phải thu thập các thông tin về khách hàng vay bằng cách điều tra tìm hiểu về thông tin khách hàng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, năng lực quản lý và năng lực tài chính của khách hàng, khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của NHNN, … Các nội dung phân tích thường được các ngân hàng gộp thành từng nhóm nhằm thẩm định từng mặt, khía cạnh khác nhau. Các ngân hàng thường sử dụng tiêu chuẩn CAMPARI: Character (tư cách của người vay), Abolity (năng lực người vay), Margin (lãi vay), Purpose (mục đích vay), Amount (số tiền vay), Repayment (sự hoàn trả),

Insurance (bảo đảm). Hoặc tiêu chuẩn 5C: Character (tư cách của người vay), Capital (vốn), Capacity (năng lực), Collateral (bảo đảm), Conditions (điều kiện). Trong đó, tiêu chuẩn 5C được sử dụng phổ biến hơn trong công tác phân tích và đo lường RRTD, đặc biệt là đối với các ngân hàng ở Việt Nam.

v Mô hình 5C: Trước khi cho vay, ngân hàng cần phải đánh giá uy tín, năng lực khách hàng để quyết cấp tín dụng hay không, cụ thể: (1) Tư cách của người vay: Có thể được xem là điều kiện quan trọng nhất cũng là phẩm chất khó nhất khi đánh giá. Tư cách là tổng hợp những tính cách của một con người trung thực, đạo đức… là tổng hợp những phẩm chất riêng biệt của một con người, để phân biệt người này với người khác. (2) Vốn: Chủ yếu đề cập

đến việc xây dựng cấu trúc vốn mà người đi vay quyết định vay trong tổng số

dự án của mình. Một số dự án đầu tư thường được hỗ trợ về tài chính bởi khoản vay ngân hàng và một phần vốn góp của chủ sở hữu. Những dự án như

vậy sẽ có khả năng thành công rất cao, vì thế ngân hàng cũng tin tưởng vào dự án. Các định chế tài chính thường xác lập một mức đóng góp tối thiểu vào dự án đểđảm bảo an toàn cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. (3) Năng lực: năng lực là khả năng hoàn trả vốn vay cùng với lãi suất theo một lịch trình cụ thể. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: năng lực tài chính của khách hàng và khả năng tạo ra lợi nhuận ròng phục vụ cho việc hoàn trả tín dụng. Để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, TCTD thường tìm kiếm các dữ

liệu tài chính của khách hàng. Ngân hàng thường xuyên yêu cầu cáo báo cáo tài chính được kiểm toán và dòng tiền của dự án để xác định khả năng vay nợ

của khách hàng. Ngân hàng sẽ xem xét hiệu quả cũng như những rủi ro sẽ gặp phải của dự án để đưa ra quyết định hợp lý. Đánh giá nguồn cơ bản để hoàn trả khoản vay là rất quan trọng đối với công tác cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. (4) Bảo đảm: bảo đảm được biết đến như là nguồn trả nợ thứ hai. Khi mà khoản vay không được hoàn trả bởi nguồn trả nợ thứ nhất, ngân hàng

sẽ lấy quyền sở hữu của các khoản thế chấp, chuyển nhượng nó và sử dụng phần tiền thu được để trừ vào khoản nợ chưa trả. Khoản vay ngày càng được

đảm bảo bằng tài sản khi khả năng thu hồi cao, nếu khách hàng làm ăn không thuận lợi. Nhưng cần nhấn mạnh rằng tài sản đảm bảo tiền vay nhằm mục

đích nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của khách hàng để hạn chế RRTD là chính hơn nhằm mục đích thu hồi vốn. (5) Điều kiện kinh tế môi trường: Việc

đánh giá RRTD trên cơ sở điều kiện kinh tế môi trường hoạt động của người vay được dựa vào việc phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài.

v Phân tích tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tài chính: Là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính bao gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các dự báo tài chính. Qua phân tích tài chính, ngân hàng cần xác

định nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, thời gian vay hợp lý, kỳ hạn trả

nợ. Ngoài ra qua phân tích tài chính cũng tiên lượng những rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng sẽ cấp.

- Phân tích phi tài chính: Là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan đến vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng; phân tích tình hình quản trị DN, khả

năng và uy tín của Hội đồng quản trị, ban điều hành, phân tích triển vọng của khách hàng, vị thế của khách hàng trên thị trường, xu hướng phát triển của ngành, sản phẩm và chiến lược phát triển trong tương lai của khách hàng đồng thời phân tích các chính sách có liên quan đến khách hàng.

+ Mô hình định lượng

tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay, phụ thuộc vào chỉ số tài chính của người vay, tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vợ nợ trong quá khứ.

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 X1 là hệ số vốn lưu động/tổng tài sản

X2 là hệ số lợi nhuận chưa phân phối/tổng tài sản X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4 là hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/ giá trị hạch toán của tổng nợ.

X5 là hệ số doanh thu/tổng tài sản

Điểm số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ càng thấp, nếu Z thấp hoặc là một số âm là căn cứđể xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ rủi ro vỡ nợ cao.

Z<1.8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao 1.8<Z<3: Không xác định được

Z>3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất kỳ DN nào có Z<1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Phương pháp này đơn giản song mô hình này chỉ cho phép phân loại khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mất hoàn toàn vả vốn gốc và lãi vay. Ngoài ra không tính đến các yếu tố khó định lượng như điều kiện kinh doanh, thị

trường thay đổi, danh tiếng khách hàng, mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng, sự biến động của chu kỳ kinh tế.

Đánh giá rủi ro khoản vay: Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based)

Trong đó: EL (Expected loss) là tổn thất tín dụng dự kiến; EAD (Exposure at Default) là tổng dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; PD (Probaltiy o Default) là xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD (Loss given default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân

Trong đó, LEQ – Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không được nợ ngoài mức dư

nợ bình quân.

PD – xác suất không trả được nợ

Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ

của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ

không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó.

LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính

Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thaatr khác phát sinh khi khách hàng không trảđược nợ

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác

định được EL – tổn thất ước tính của các khoản vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD.

v Đánh giá rủi ro danh mục: Phương pháp xác định giá trị rủi ro VAR Var của danh mục được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá rủi ro theo hai tiêu chuẩn: giá trị danh mục cho vay và khả năng chịu đựng RRTD của ngân hàng.

Var có thể hiểu như sau nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì tổn thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày”. V là giá trị rủi ro phụ thuộc vào độ tin cậy, thời gian đo lường VAR và sự phân bổ lời/lỗ trong khoảng thời gian này (độ lệch chuẩn).

Hiệu quả của quá trình đo lường RRTD của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Các thông tin được tạo ra từ hệ

thống cho phép Ban Lãnh đạo và các cấp quản lý hoàn thành vai trò giám sát của mình, bao gồm cả việc xác định mức vốn tự có của ngân hàng cần có. Vì vậy chất lượng, mức độ chi tiết và sự kịp thời của thông tin có vai trò rất quan trọng, đặc biệt, thông tin về thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng cho phép cấp quản lý đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng hiện tại.

Ngân hàng phải có hệ thống thông tin tại chỗ cho phép quản lý xác định mức độ rủi ro các danh mục tín dụng. Phạm vi của thông tin nên được xem xét

định kỳ bởi các nhà quản lý kinh doanh, quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị. v Hệ thống xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ phi tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và giám sát chất lượng đối với từng khách hàng cũng như toàn bộ danh mục tín dụng. Mục đích của xếp hạng tín dụng.

v Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt;

v Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời;

v Quản lý, giám sát chất lượng của danh mục tín dụng và xu hướng của nó

v Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình và đảm bảo các quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ cho NHNN đưa ra.

Bng 1.1. Th t xếp hng RRTD ca doanh nghip theo Moody’s và S&P

STT Xếp hạng rủi ro tín dụng Moody’s S&P Tổng điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Chất lượng tốt nhất, rủi ro thấp nhất Aaa AAA >92,4

2 Chất lượng cao Aa  84,8-92,3

3 Chất lượng khá A A 77,2-84,7

4 Chất lượng trung bình Bbb BBB 69,6-77,1 5 Chất lượng trung bình mang yếu tốđầu Ba BB 62,0-69,5 6 Chất lượng dưới mức trung bình B B 54,4-61,9

7 Chất lượng kém Caa CCC 46,8-54,9 8 Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ Ca CC 39,2-46,7 9 Chất lượng thấp nhất, triển vọng xấu C C 31,6-39,1 10 Các công ty phá sản Không xếp D <31,6

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 35)