Tài trợ rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.4.Tài trợ rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng DN của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai đã chưa được triển khai hoàn chỉnh và đúng mực. Các hoạt động chính chỉ

mới chú ý đến tác nghiệp xử lý, bù đắp rủi ro, còn việc xây dựng các phương án dự phòng, tạo nguồn tài trợ rủi ro là chưa có, hoặc chưa chú trọng.

Trong quá trình tác nghiệp quản trị tín dụng, chi nhánh đã không thực hiện được việc thiết kế các phương án tài trợ và tạo nguồn tài trợ rủi ro ngay từ đầu, khi phát sinh khoản tín dụng. Trong tất cả các đề xuất tín dụng đều không thể hiện điều này, và trong các định hướng kinh doanh của chi nhánh cũng không hề nhắc tới.

Đối với các biện pháp, công cụ được sử dụng trong tài trợ RRTD, chi nhánh chủ yếu sử dụng biện pháp tự khắc phục rủi ro, biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện khá đơn giản bằng việc mua bảo hiểm hoặc bán nợ.

Định hướng chung của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai trong việc xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể như:

Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý RRTD và thu hồi nợ.

trình triển khai được nhanh chóng và tốn ít thời gian.

v Đối với khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp như khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

v Sử dụng quỹ DP RRTD của chi nhánh để xử lý đối với các khoản nợ

không thu hồi được và có khả năng mất vốn.

Bng 2.9. Bng tng hp tình hình x lý n xu ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Phối hợp với KH bán TS trả nợ 2.450 11 3.456 9 21.235 38 Cơ cấu lại nợ 7.000 30 10.020 25 5.200 9 Khởi kiện 4.700 20 5.200 13 3.200 6 Sử dụng Quỹ dự phòng 9.000 39 21.500 54 26.700 47 Tổng cộng 23.150 100 40.176 100 56.335 100

(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai)

Công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh được thực hiện bị động khi có phát sinh và chưa có một bộ phận chuyên trách xử lý mà chỉ dựa vào cán bộ

QHKH và cán bộ QLRR trên cơ sở phối hợp với khách hàng hoặc xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chưa có bộ phận, phòng ban nào có đầy đủ trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật và hiểu biết thị

trường để có thể xử lý TSĐB một cách nhanh chóng, hiệu quả nhằm hạn chế

tối đa tổn thất cho Ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng chưa thực hiện được các nghiệp vụ như bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ vay hay sử dụng

các công cụ phái sinh tín dụng để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 85)