6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
nghiệp tại Agribank khu kinh tế mở Chu Lai
Công tác nhận dạng RRTD DN của Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai
thường được sử dụng như phương pháp phân tích tài chính, phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất quá khứ, phương pháp đánh giá hiểm họa RRTD, phương pháp giao tiếp với nội bộ tổ chức.
Phương pháp phân tích tài chính là phương pháp nhận dạng rủi ro chủ
yếu của Chi nhánh đối với từng khoản cấp tín dụng/khách hàng cụ thể nhằm
để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, do các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp thường thiếu tính trung thực và chính xác, không
đúng với tình hình tài chính thực tế của khách hàng nên chi nhánh thường sử
dụng thêm các nguồn thông tin bổ sung như tìm hiểu lịch sử tín dụng từ CIC,
đi thăm và gặp gỡ trao đổi với khách hàng, đánh giá các rủi ro chung đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể nhận dạng rõ nét hơn những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nếu đồng ý cấp tín dụng và đề xuất những biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro nếu đồng ý cho vay. Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn và kết quả công tác nhận diện rủi ro được thể hiện trong các báo cáo đề xuất cấp tín dụng hoặc báo cáo thẩm định tín dụng theo các tiêu chí, nội dung như: tình hình quan hệ với các TCTD; rủi ro về thị trường đầu vào, đầu ra; đánh giá về quy mô hoạt động, quy trình sản xuất, phương thức mua bán, thanh toán, hệ số nợ, vốn lưu động ròng, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, phải thu, phải trả, doanh thu, lợi nhuận, ROI, ROA, ROE, …; TSĐB; tác động đến môi trường và các rủi ro thường gặp phải…
Đối với hoạt động tín dụng DN, việc nhận dạng rủi ro nhằm phục vụ
cho công tác quản trị điều hành kinh doanh tín dụng thường được chi nhánh thực hiện trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế và của từng ngành nghề hoạt động của khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể để điều chỉnh tỷ trọng cho vay đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cũng như đưa ra những biện pháp để hạn chế, chuyển giao rủi ro đối với những ngành nghề có rủi ro cao. Tuy nhiên việc nhận dạng này thường chỉ
được chi nhánh thực hiện dựa vào kinh nghiệm của Ban Lãnh đạo chi nhánh hoặc trên cơ sở tình hình biến động thị trường trong từng giai đoạn cụ thể chứ
chưa được tổng hợp thành các báo cáo thống kê, phân tích định kỳ đối với những rủi ro đã xảy ra trong quá trình kinh doanh tín dụng của chi nhánh để
từ đó đánh giá về những tác động xấu mà chúng gây ra, những đặc điểm của chúng, khả năng ứng phó, khả năng xuất hiện trở lại và tần số xuất hiện để có thể đề ra các biện pháp phòng ngừa từ xa hữu hiệu.
Ngoài ra, công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng là một trong những công cụ để chi nhánh đo lường rủi ro tín dụng, góp phần quan trọng vào việc nhận diện rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng và từng nhóm khách hàng. Trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, chi nhánh có thể nhận dạng được những khách hàng hay nhóm khách hàng có xác xuất xảy ra rủi ro tín dụng cao để từ đó đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với những đối tượng này.
Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện RRTD tại chi nhánh chỉ mang tính thụđộng, chủ yếu là xử lý những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện “không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ
không tốt…). Khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về
trình độ, kinh nghiệm của cán bộ QHKH; hệ thống thông tin thị trường và xử
lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là khách hàng ở xa…
Bằng phương pháp phân tích số liệu trong quá khứ trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013 về nợ quá hạn, ta có thể nhận diện được một số nguyên nhân chính gây ra RRTD DN cho Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai để từ đó đưa ra các biện pháp nhận diện RRTD DN phù hợp đối với những khoản cấp tín dụng trong tương lai.
Bảng 2.5. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn doanh nghiệp STT Nguyên nhân gây ra NQH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng KH Dư nợ quá hạn Số lượng KH Dư nợ quá hạn Số lượng KH Dư nợ quá hạn 1 Sử dụng vốn sai mục đích 3 11.4 2 7.25 3 5.24
2 Kinh doanh thua lỗ 5 8.317 9 47.579 12 59,11
3 Khác 2 1.3 1 650
Tổng cộng 5 19.717 9 56.129 11 65
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình nợ quá hạn của Phòng QLRR-Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai Quảng Nam)
Qua bảng thống kê nợ quá hạn trên cho thấy nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của chi nhánh xuất phát từ 2 nguyên nhân trực tiếp đó là: Khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích; khách hàng kinh doanh thua lỗ do biến động của thị
trường…
Nguyên nhân chính gây ra rủi ro và mang lại tổn thất lớn nhất khi xảy ra rủi ro đối với chi nhánh là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng đòi hỏi chi nhánh phải đánh giá kỹ uy tín, tình hình kinh doanh của khách hàng và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay để dự báo chính xác và kịp thời rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khách hàng kinh doanh thua lỗ cũng là một nguyên nhân chính gây ra rủi ro phát sinh NQH, nợ xấu của chi nhánh. Nền kinh tế liên tục
đối mặt với khủng hoảng; lãi suất vay vốn tăng cao; sự cạnh tranh của hàng nhập từ nước ngoài; kinh nghiệm quản lý, điều hành và chịu đựng đối với những thay đổi của mô trường kinh doanh kém khiến cho nhiều khách hàng của chi nhánh kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng. Ngoài việc phân tích tình hình tài chính dựa trên những báo cáo do khách hàng cung cấp, chi nhánh cũng cần có những phân tích , đánh giá về tình hình kinh tế, tình hình ngành nghề kinh doanh, triển vọng phát triển, năng lực quản lý của khách hàng để có thể nhận diện được một cách toàn diện rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển, năng lực quản lý của khách hàng.
Nhìn chung công tác nhận diện RRTD tại chi nhánh đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên do nguồn thông tin tài chính khách hàng được sử dụng để đánh giá còn thiếu độ tin cậy, hạn chế về nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định rủi ro và khả năng tiếp cận, nắm bắt các thông tin đó (thông tin CIC, thông tin về các ngành kinh tế, thông tin về pháp luật, đầu tư tài chính…); việc đánh giá mang tính chủ quan, còn bị hạn chế bởi năng lực và kinh nghiệm của cán bộ trực tiếp thẩm định, do đó, nhìn chung công tác nhận diện RRTD của chi nhánh chưa thực sự chất lượng, chưa dự báo sát đúng với diễn biễn tình hình thực tế của khoản vay. Hoạt động này chỉ dừng lại ở mức đối phó với yêu cầu của quy trình cấp tín dụng và diễn ra theo một lối mòn mà những người tham gia trực tiếp vào hoạt động nhận diện rủi ro đôi lúc cũng không hiểu hết bản chất của từng vấn đề về yêu cầu khi tác nghiệp.