Công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2.Công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Việc đánh giá RRTD DN tại Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng và quá trình phân tích, thẩm định khoản vay.

+ Đối với hoạt động đo lường RRTD, xếp hạng tín dụng khách hàng

Hoạt động này tại Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai được thực hiện dựa trên đo lường RRTD để đo lường, dự đoán được các RRTD, mức độ tổn thất khi môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường hoạt động tín dụng thay đổi. Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank Khu Kinh tế mở Chu

Lai có thểđịnh lượng mức độ rủi ro tương ứng đối với từng khách hàng trước, trong và sau khi cho vay thông qua các chỉ tiêu sau:

(i)Xác suất vỡ nợ (PD-Probality of Default) của khách hàng: chỉ tiêu này phản ánh xác suất một khách hàng có khả năng hoàn thành đầy đủ các cam kết đối với Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai tương ứng khoản cấp tín dụng.

(ii) Tỷ lệ lỗ khi tiến hành thanh lý TSĐB (LGD-Loss Given Default): chỉ số này phản ánh tỷ lệ tổn thất của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai khi tiến hành khi thanh lý các TSĐB để thu hồi nợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào loại TSĐB, tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị TSĐB, tính thanh khoản của tài sản, …

(iii)Khoản lỗ dự kiến (EL-Expected Loss): phản ánh khoản lỗ mà Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai có khả năng phải chịu khi khách hàng bị

vỡ nợ, TSĐB được xử lý để thu hồi nợ: EL = EAD * PD * LGD

Trong đó, EAD (Exposure at Default) là dư nợ của khách hàng tại thời

điểm vỡ nợ.

Đây chính là mô hình đo lường RRTD theo phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Mô hình này

được xây dựng với sự tư vấn của công ty kiểm toán quốc tế Easnt & Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđược chấm điểm dựa trên các tiêu chi tài chính và phi tài chính.

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Xếp hạng tín dụng khách hàng: Dựa trên điểm đạt được, khách hàng

được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm như sau:

Tổng sốđiểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Từ 91 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Từ 84 đến 90 AA Rủi ro rất thấp Từ 78 đến 83 A Rủi ro thấp Từ 72 đến 77 BBB Rủi ro thấp Từ 66 đến 71 BB Rủi ro trung bình Từ 51 đến 65 B Rủi ro trung bình Từ 54 đến 59 CCC Rủi ro cao Từ 45 đến 53 CC Rủi ro cao Từ 35 đến 44 C Rủi ro rất cao Dưới 35 D Rủi ro đặc biệt rất cao Tổng

(Nguồn: Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai )

Khách hàng

Ngành kinh tế

Quy mô Loại hình DN

Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Để có được thang điểm như trên: CVTD phải có những phân tích, đánh giá cụ thể cho từng chỉ tiêu, định lượng, định tính, cụ thể như sau:

Phân tích và đánh giá những vấn đề chủ yếu về tư cách vay nợ, bản thân giám đốc vốn phải là người uy tín hay không, năng lực quản lý có vững vàng không, hiện trạng và triển vọng kinh doanh trong tương lai, lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với ngân hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về tư cách pháp luật thật sự, uy tín, khả năng, kinh nghiệm của giám đốc và các trợ thủ, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có thực tế không.

Phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp: Để phân tích năng lực tài chính, chi nhánh dựa vào các thông tin kế toán 02 năm gần nhất mà khách hàng cung cấp (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh tài chính). Dựa vào số liệu trên các báo cáo tài chính, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thông tin

được cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

· Về nguồn vốn: xem xét khả năng tự chủ và khả năng tiếp nhận nợ

vay của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích hệ số nợ, xét sự tăng giảm nguồn vốn chủ và nguyên nhân của sự tăng giảm và tìm hiểu số dư nọ vay hiện tại của khách hàng tại các TCTD.

· Về khả năng thanh toán: tính toán và phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh.

· Về tình hình công nợ: phân tích và đánh giá các khoản phải thu, khoản phải trả, nguyên nhân, đặc biệt chú ý đến các khoản nợ sắp đến hạn và quá hạn

· Về hàng tồn kho: Đánh giá, so sánh vòng quay hàng tồn kho giữa kỳ

· Về hiệu quả sử dụng tài sản: đánh giá các chỉ tiêu về hiệu suất sử

dụng TSCĐ, TSLĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Về kết quả kinh doanh: Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và lãi lỗ cũng như mức độ biến

động của chỉ tiêu này.

Với phương pháp đo lường như trên, đến thời điểm hiện tại Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai đã có danh sách những khách hàng được phân nhóm cụ thể như sau:

Bng 2.6. Bng tng hp chm đim khách hàng doanh nghip qua các năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh SL % SL % SL % 12/11 13/12 AAA 3 2% 3 2% 6 4% 0 3 AA 16 13% 19 13% 24 16% 3 5 A 89 74% 111 74% 104 69% 22 -7 BBB 11 5% 8 5% 7 5% -3 -1 BB 5 2% 3 2% 6 4% -2 3 B 1% 2 1% 1 1% 2 -1 CCC 0% 0% 0 0% 0 0 CC 1 0% 0% 0 0% -1 0 C 0% 2 1% 0 0% 2 -2 D 2 1% 3 2% 2 1% 1 -1 Tổng cộng 127 100% 151 100% 150 100% 24 -1

(Nguồn: Báo cáo xếp hạng tín dụng khách hàng của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai)

Nhìn chung, khách hàng DN của chi nhánh đều được xếp hạng khá tốt, khách hàng xếp loại từ AAA đến BB chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, khách hàng xếp hạng từ B đến D không đáng kể.

Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để đảm bảo tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng, việc đo lường rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN Việt Nam. Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai thực hiện khi khách hàng đến giao dịch tín dụng lần đầu và được xem xét lại theo định kỳ (tối đa là quý chấm điểm lại một lần).

Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh được cán bộ QHKH thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy trình quy định. Hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai được lập trình sẵn, cán bộ QHKH sử dụng User của mình để nhập các thông tin khách hàng vào hệ thống theo yêu cầu của phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng, sau đó phần mềm này sẽ xử lý thông tin, tính toán và thực hiện xếp hạng khách hàng theo các tiêu chí: định tính và định lượng. Tuy nhiên việc xếp hạng tín dụng tại chi nhánh nói riêng và tại Agribank Khu Kinh tế mở

Chu Lai nói chung vẫn chi mang tính hình thức, kết quả xếp hạng tín dụng chưa phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng, do các thông tin định lượng đầu vào của khách hàng như Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thu nhập từ hoạt động ngành nghề, chưa chính xác, minh bạch, công khai. Còn các thông tin định tính (hay các chỉ tiêu phi tài chính chiếm từ 65-70% tổng số điểm) thì có nhiều tiêu chí đánh giá mang tính chủ quan của cán bộ QHKH. Ngoài ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa bao quát hết toàn bộ các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai đang quan hệ tín dung; Các chỉ tiêu

phi tài chính chưa phù hợp với thực tế như các doanh nghiệp nhỏ và lớn cùng sử dụng chung tiêu chí xếp hạng …

+ Đối với hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay

Các hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay được Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai thực hiện đồng bộ và toàn diện đối với khoản vay/khách hàng vay theo đúng quy trình cấp tín dụng và quy trình thẩm định được ban hành và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Agribank Khu Kinh tế mở

Chu Lai.

Theo quy định phân cấp trong hoạt động tín dụng hiện nay của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai, hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay tại chi nhánh được chia làm 2 trường hợp: (1) Do mức phán quyết của chi nhánh. (2) Do Hội sở chính phán quyết.

(1) Trong trường hợp thuộc mức phán quyết của chi nhánh: cán bộ

QHKH sẽ tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, khoản vay theo các nội dung được hướng dẫn tại quy trình cấp tín dụng và cẩm nang thẩm định tín dụng, sau đó có những đánh giá về tính khả thi của hoạt động sử dụng vốn, khả năng rủi ro và mức độ rủi ro của khoản vay/khách hàng. Trên cơ sở đó, lập tờ trình đề xuất, nêu những ý kiến đề xuất cụ thể để lãnh đạo phụ trách Khối Quan hệ khách hàng phê duyệt, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ qua phòng Quản lý rủi ro tín dụng để thẩm định lại, bộ phận này sẽ có một báo cáo thẩm

định rủi ro độc lập trình lãnh đạo cấp phán quyết tương ứng với khoản vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc nếu thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở tại chi nhánh. Và ý kiến cuối cùng đề ra quyết định cấp tín dụng là Giám đốc.

(2) Trong trường hợp mức phán quyết thuộc hội sở chính: thì cách thức thực hiện cũng như trường hợp trên nhưng sau đó sẽ được chuyển toàn bộ hồ sơ lên các phòng ban của Hội sở chính để thẩm định lại về tính rủi ro

của chi nhánh đã đề xuất, từ đó sẽ có báo cáo thẩm định rủi ro độc lập trình lãnh đạo cấp phán quyết tương ứng với khoản vay với những ý kiến cụ thể về

khả năng cấp tín dụng, khả năng rủi ro và đề xuất các điều kiện giải ngân, hạn chế tổn thất. Và ý kiến cuối cùng đề ra quyết định tín dụng là Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Các tiêu chỉ, chỉ tiêu phân tích, thẩm định khoản vay đang được Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai áp dụng đó là:

v 8C (Tính cách người đi vay – Character; tư cách người đi vay – Capacity; Khả năng trả nợ - Capability; Dòng tiền – Cash flow; vốn – Capital;

điều kiện hoạt động – Condition; Tài sản chung: Collectivity; Tài sản đảm bảo – Collateral).

v Thông tin khách hàng; tình trạng tài khoản.

v Quan hệ với ngân hàng; Mục đích khoản vay; Cơ sở pháp lý cho khoản vay.

v Môi trường bên ngoài.

v Hoạt động của công ty trong thời gian qua.

v Phân tích tài chính qua các năm; Phân tích lưu chuyển tiền tệ. v Phân tích rủi ro.

v Tài sản đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu và cách thực hiện phân tích, thẩm định khoản vay được quy định như vậy là khá chặt chẽ, toàn diện, đảm bảo cho công tác phân tích, thẩm định rủi ro khoản vay được kín kẽ, khách quan hơn cũng đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình quyết định các khoản tín dụng nhỏ. Tuy nhiên quy trình này còn bộc lộ một số vấn đề chưa thực sựổn thỏa. Cụ thể:

v Việc phân tích khoản vay còn quan tâm quá nhiều đến tài sản đảm bảo của khách hàng mà ít khi chú trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để từ đó có những chính sách đề xuất phù hợp với từng đối

tượng khách hàng.

v Bên cạnh đó, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của

đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích, thẩm định, quản lý rủi ro cũng chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác tín dụng nên chất lượng những báo cáo thẩm định rủi ro chưa thể đảm bảo chắc chắn và đánh giá các rủi ro gặp phải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 73)