Quản trị rủi ro tín dụng trong việc cho vay doanh nghiệp tại các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2.Quản trị rủi ro tín dụng trong việc cho vay doanh nghiệp tại các

các NHTM

a. Khái nim qun tr RRTD

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, tài trợ và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.

b. Ý nghĩa ca vic qun tr RRTD

v Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nên việc đánh giá rủi ro là trách nhiệm của hầu hết các NHTM.

v Quản trị rủi ro tín dụng giúp NHTM hạn chế những khoản nợ xấu, khoản nợ khó thu hồi, tránh nguy cơ phá sản ngân hàng;

v Quản trị tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng không gặp khó khăn trong khâu thanh toán, có tác dụng làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị

trường tài chính tiền tệ;

v Năng lực quản trị rủi ro tín dụng càng được mở rộng thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng cao;

v Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

c. Đặc đim ca khách hàng doanh nghip trong công tác qun tr

RRTD

Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trị sở

nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Căn cứ vào quy mô vốn và số lao động thì doanh nghiệp sẽ được phân loại thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ (viết tắt là SMEs), doanh nghiệp quy mô lớn. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)

Những năm gần đây, hoạt động doanh nghiệp đã có bước phát triển cao, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém bất cập. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều biểu hiện một sốđặc điểm sau:

Phát triển mang tính phân tán và thiếu quy hoạch định hướng: Doanh nghiệp trong những năm qua mà trung tâm là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời thiếu tính ổn định, bền vững nặng tính hình thức, chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng và bề sâu.

Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ phân tán đi kèm với công nghệ lạc hậu: Do doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là quy mô nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh lại thấp, nên khả năng trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế.

Khả năng quản lý kinh doanh chưa cao: Doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như

khả năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản

xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà chưa chú trọng đầu tư vào vấn đề quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình

độđội ngũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh.

Khả năng tài chính hạn chế: Nguồn vốn tín dụng trong nền kinh tế còn hạn chế, phần lớn dành cho doanh nghiệp nhà nước, còn lại ưu thế thuộc về

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và luôn phải kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không cao: một số ít ngành nghề

như: dệt, may, giầy da, sản xuất đồ gỗ, gốm sứ mỹ nghệ… thể hiện được năng lực cạnh tranh. Còn phần lớn sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dịch vụ

chưa đạt được sức cạnh tranh thắng thế ngay cả trên thị trường trong nước.

Đây chính là hậu quả của phát triển tràn lan, thiếu tính quy hoạch và không chú ý tới yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế kinh doanh.

Khả năng lập dự án, thuyết minh phương án kinh doanh chưa tốt: Doanh nghiệp hiện nay rất lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ

kỹ thuật công nghệ, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư, nhưng khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước.

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch, rõ ràng: Độ tin cậy của số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích báo cáo tài chính thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là những hạn chế lớn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó chi phối đến đặc điểm rủi ro tín dụng doanh nghiệp như:

Do các doanh nghiệp phát triển mang tính phân tán và thiếu quy hoạch

định hướng, chưa quan tâm đến chất lượng và bề sâu nên cạnh tranh không lại các đối thủ đi trước dẫn đến dễ bị mất vốn và không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Khả năng nguồn vốn thấp, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phân tán đi kèm với công nghệ lạc hậu điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, mẫu mã không hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Từ đó tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên nguy cơ vốn bị ứ đọng cao. Do vậy, doanh nghiệp thực hiện việc trả vốn lãi cho ngân hàng sẽ khó, đây cũng chính là rủi ro tín dụng doanh nghiệp mà các NHTM hay gặp phải.

Các ngành nghề của doanh nghiệp đi vay rất đa dạng. Đa phần các cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về

các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Nên việc thẩm định các dự án đầu từ của cán bộ thực hiện chưa chính xác khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng, cũng như mức độ khả thi của dự án.

Hiện nay, tại các doanh nghiệp công tác kế toán chi phí chưa được thực hiện chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng, báo cáo tài chính thiếu minh bạch. Vì thế, khi cán bộ ngân hàng sử dụng báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu chuẩn xác. Cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có thực và chính xác tuyệt đối hay

không. Như vậy, điều này sẽ dẫn đến sai lầm trong việc đưa ra quyết định tín dụng của các ngân hàng.

Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên, khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ cũng rất khó khăn. Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợđều ghi rõ trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền xử lý tài sản nợ vay. Trên thực tế, ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với ngân hàng.

Nếu quyết định cho vay đúng nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích mà ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời thì ngân hàng vẫn sẽ gặp rủi ro tín dụng.

Các khoản vay cho doanh nghiệp thường có thời hạn dài vì vậy nếu tính hình kinh tế xã hội không ổn định thì khả năng doanh nghiệp không thể trả nợ

cho ngân hàng rất cao. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy làm cho rủi ro tín dụng doanh nghiệp tăng lên.

Vai trò của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề

xã hội. Trong những năm gần đây, do sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp nên có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập. Hơn nữa, trước xu hướng mở

cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng phát triển về quy mô lẫn chất lượng.

Do đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp luôn tăng cao. Đây cũng là hoạt

động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp là điều rất cần thiết đối với các NHTM nói chung và Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu kinh tế mở chu lai- Quảng Nam (full) (Trang 26)