Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Thanh Lịch  Hạ Long, Hà Nội (Trang 41)

5. Kết cấu khóa luận

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước

• Ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho ngành kinh doanh dịch vụ và kinh doanh khách sạn phát triển.

Nhà nước cần nghiên cứu, rà soát, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để ban hành các văn bản, các chính sách nhằm tạo điều kiện cho phép nhiều loại hình dịch vụ được phép kinh doanh trong khách sạn. Chẳn hạn như nhà nước cần đưa ra các văn bản quy định rõ các chương trình phát triển du lịch sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Bên cạnh đó hoàn thiện các pháp lệnh cũng như bổ sung luật du lịch. Điều này góp phần làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong khách sạn. Từ đó chất lượng dịch vụ cũng được chú trọng hơn.

• Nhà nước cần có chính sách kêu gọi hoạt động đầu tư, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng du lịch cũng như tăng ngân sách đầu tư cho hoat động du lịch quốc gia.

Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư cho các hoạt động du lịch quốc gia như tăng ngân sách xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam, tăng ngân sách hoạt động cho tổng cục du lịch, sở du lịch tổ chức cho ngày hội du lịch, năm du lịch. Việc kêu gọi chinh sách đầu tư được thực hiện thông qua các quan hệ giao lưu và hợp tác giữa các nước khác và thúc đẩy phát triển kinh doanh trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho khách sạn, du lịch phát triển. Bên canh đó có các hoạt động kêu gọi đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch như kêu gọi các tổ chức kinh tế phát triển, xúc tiến các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch trong nước và quốc tế. Điều này giúp cho nâng cao chất lượng nói chung cho ngành dịch vụ du lịch, đồng thời giảm được gánh nặng cho các doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn.

• Bổ sung các chính sách kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để thu hút khách du lịch.

Khi ngành kinh tế mở cửa hợp tác hòa nhập với bạn bè thế giới thì lượng khách quôc tế vào Việt Nam ngày càng tăng. Vì thế Nhà nước cần đầu tư nâng cấp các khu du lịch, thực hiện quy hoạch hóa, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về du lịch Việt Nam.Hợp tác quốc tế là một cơ hội cũng như thách thức cho du lịch Việt nam, vì vậy việc bổ sung các chinh sách kinh daonh như kinh doanh đa ngành, đa quốc gia sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Nhà nước cũng cần tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với quy mô rộng. Đây là một vấn đề rất cần được sự quan tâm và chỉ đạo của Nhà nước. Vì vậy cần có sự chỉ đạo cũng như quan tâm của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân và đội ngũ lao động trong ngành để ngành kinh doanh khách sạn dần trở thành một trong những ngành công nghiệp dẫn đầu toàn ngành của Việt Nam trong tương lai.

3.3.2. Kiến nghị với Sở văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội.

• Tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam

Do Sở văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội trực tiếp điều hành hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và khách sạn trên địa bàn Hà Nội nên việc xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam cần được tiến hành rộng rãi hơn nữa.

Tổ chức thực hiện:

Sở văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội cần đề ra các chương trình và mục tiêu cụ thể như ngân sách, thị trường mục tiêu các hình thức và công cụ xúc tiến quảng bá

cho du lich Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó với các đối tượng được xúc tiến như viện bảo tang, các di tích lịch sử, các sự kiện, các làng nghề truyền thống phải được quan tâm và đưa vào các địa điểm trong các tour du lịch trong nước. Đồng thời phối hợp với cư dân địạ phương để đem lại hiệu quả cao nhất.

• Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ổn định

a) Hiện nay cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém, các hệ thống giao thông, đường xá, nhà xe, bến bãi còn chưa được quy hoạch hợp lý nên điều này còn hạn chế cho việc phát triển du lịch.

Tổ chức thực hiện:

Sở văn hóa thể thao và du lịch nên phối hợp với tổng cục Du lịch để có kế hoạch đề nghị nhà nước câp kinh phí cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với ngành khác. Ngoài ra các cơ sở du lịch cũng cần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, các di tích lịch sử văn hóa mà không ảnh hưởng tới môi trường, bảo vệ và duy trì tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó có các văn bản pháp lý về việc duy trì và bảo dưỡng các khu di tích lịch sử, có các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm.

• Xây dựng chỉ tiêu chất lượng chung cho các khách sạn

Sở văn hóa thể thao cần có xây dụng các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ cho các khách sạn. Đây sẽ là căn cứ để các khách sạn nâng cao chất lượng và là cơ sở để đánh giá và công nhận chất lượng của khách sạn.

Tổ chức thực hiện:

Trước hết cần tiến hành khảo sát tại một số khách sạn để xác định tình hình kinh doanh thực tế tại khách sạn. Sau đó cùng với các chuyên gia và nhà quản lý của một số khách sạn được xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho các dịch vụ trong khách sạn, từng loại, hạng khách sạn. Và tiếp theo là công bố và khuyến khích các khách sạn áp dụng chỉ tiêu chất lượng chung trong việc đánh giá chất lượng. Tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đáp ứng tốt chỉ tiêu chất lượng.

3.3.3. Đề xuất với công ty cổ phần Hạ Long

• Lập kế hoạch phát triển khách sạn lâu dài làm động lực phấn đấu cho toàn thể nhân viên trong khách sạn

• Cần có kế hoạch đào tạo nhân viên sao cho phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch khách sạn hiện nay. Do có một số nhân viên làm việc lâu năm cho khách sạn từ khi mới thành lập nên khách sạn cần có kế hoạch đào tạo cũng như luân chuyển một số nhân viên sao cho phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch.

• Thường xuyên tổ chức các hội thi tay nghề nhằm tạo động lực cho nhân viên làm việc như các hội thi chào mừng ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Quốc khánh,…Khách sạn nên tổ chức các chương trình như vậy sẽ tạo điều kiện giúp cho nhân viên nâng cao trình độ cũng như tinh thần làm việc và cống hiến cho khách sạn.

• Có chính sách lương thưởng hợp lý: Theo em thấy hiện tại mức lương của các nhân viên trong các khách sạn không cao trong khi đó giá cả hàng hóa ngày một biến động, để tạo thêm động lực giúp nhân viên tâm huyết với nghề thì khách sạn nên có chính sách lương thưởng hợp lý để người lao động chuyên tâm cống hiến cho khách sạn.

Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp với nhà nước, các ban ngành quản lý, ban quản lý khách sạn Thanh Lịch Hạ long nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn. Khi chất lượng được chú trọng nâng cao khách hàng sẽ tin dùng dịch vụ của khách sạn, từ đó không những giúp nâng cao vị thế của khách sạn mà còn nâng cao vị thế của ngành du lịch.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Thanh Lịch Hạ Long, Hà Nội „ thực sự có ý nghĩa và cần thiết cả về lý luận cũng như thực thiên trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ phòng nói riêng tại khách sạn Thanh Lịch − Hạ Long. Bài khóa luận gồm 3 chương trong đó đã giải quyết được:

Chương 1 đã hệ thống hóa được lý luận liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn, chương này đã tình bày được những kiến thức cơ bản nhất về dịch vụ

phòng, chất lượng dịch vụ phòng và nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. Qua đó hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn. Trên cơ sở vận dụng lý luận của chương 2, chúng ta tiến hành đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ phòng ở chương tiếp theo.

Qua nghiên cứu chương 2 có thể nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình kinh doanh dịch vụ phòng khách sạn Thanh Lịch − Hạ Long nhìn chung là tốt. Chương cũng đánh giá triệt để nhất thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Thanh Lịch − Hạ Long, tuy nhìn chung chất lượng dịch vụ phòng ở đây là tương đối tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết.

Với việc phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn Thanh Lịch Long trong chương 2 thì chương 3 đã đưa ra các kết luận cũng như phát hiện qua nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn. Từ những thực trang trên cơ sở dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn, chương 3 đã đệ trình một số giải pháp cũng như một số kiến nghị với các ban ngành có liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng nói riêng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Thanh Lịch − Hạ Long nói chung.

Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu cũng như nhiệm vụ đưa ra. Chính vì thế, bài khóa luận có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ về lý luận mà còn về mặt thực tế. Qua đó, em mong rằng bài khóa luận có những giải pháp giúp cho khách sạn Thanh Lịch Long ngày một phát triển và kinh doanh hiệu quả hơn, đáp ứng được mong mỏi của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Do thời gian làm bài khóa luận có hạn và nhận thức thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Thanh Lịch  Hạ Long, Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w