Nâng cao chất lượng các hoạt động rèn luyện kỹ năng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 62)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.3. Nâng cao chất lượng các hoạt động rèn luyện kỹ năng

Về mảng rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, Chương trình đó cú những môn học để đáp ứng nhu cầu này như môn “kỹ năng học tập” được đưa ngay vào năm thứ nhất để giúp sinh viên có thể làm quen với phương pháp học tập trong môi trường Đại học. Thêm vào đó, trong suốt quá trình học, các kỹ năng của sinh viên luôn được tạo điều kiện để phát huy vào trau dồi. Cụ thể, kỹ năng viết báo cáo được xem như là chú trọng nhất trong nội dung giảng dạy của Chương trình khi mà trong tất cả các môn học, sinh viên đều phải hoàn thành 1- 2 báo cáo học thuật tùy chủ để từng môn. Kết quả học tập của sinh viên được chấm dựa trên chất lượng các bản báo cáo. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên cũng được quan tâm khi mà đa số các môn học đều yêu cầu sinh viên phải thực hiện ít nhất một buổi thuyết trình trước lớp. Trong mỗi bài thuyết trình được giao, sinh viên có thể chuẩn bị theo nhóm, điều này cũng mang lại cho sinh viên

cơ hội để trải nghiệm kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng lãnh đạo hay kỹ năng quản lý.

Nhìn chung, qua thông tin thu được khi phỏng vấn ngẫu nhiên 10 sinh viên của Chương trình, hầu hết mọi người đều có đánh giá chung khá cao về thành phần rèn luyện kỹ năng của Chương trình.

Tuy nhiên, từ kết quả thu thập được từ quá trình phỏng vấn trên, có nhiều ý kiến cho rằng Chương trình IBD cần tập trung nhiều hơn vào cỏc nhúm sinh viên thiếu tích cực, khả năng hay năng lực yếu hơn, tâm thế học tập còn chưa thực sự tốt, bằng cách tạo ra các hoạt động tập trung riêng cho nhóm này để tăng mức độ hài lòng của họ. Vì theo các ý kiến của những bạn được phỏng vấn, đa phần những sinh viên trờn luụn cú cái nhìn khắt khe và không hài lòng với chất lượng của Chương trình. Khóa học kỹ năng Tôi tài giỏi có thể xem là một trải nghiệm tốt cho các bạn sinh viên này để có được tâm thế vững chắc hơn cho việc học tập cũng như nhận thức.

Ngoài ra, Chương trình cần đẩy mạnh phong trào Đoàn, Hội, cuốn hút mọi sinh viên cùng tham gia. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên của Chương trình hiện tại cũng có nhiều hoạt động. Phần lớn các em học sinh sinh viên của Chương trình đều là Đoàn viên thanh niên nhưng thực sự tham gia vào các hoạt động chỉ có các em cán bộ đoàn của các lớp. Vai trò của Đoàn thanh niên là tương đối mờ nhạt, các em sinh viên hầu như không thấy tác dụng của việc tham gia sinh hoạt Đoàn. Về vấn đề này, Chương trình có thể hỗ trợ bằng cách, cùng Đoàn thanh niên, hội sinh viên tổ chức các hoạt động như hội thảo sinh viên, thành lập các câu lạc bộ và các hoạt động đoàn thể khác như Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện, Quyên góp từ thiện... Chương trình có thể hỗ trợ về mặt tổ chức và kinh phí hoạt động, hỗ trợ về cơ sở vật chất và thông tin tuyên truyền. Hơn nữa, ý kiến của Đoàn thanh niên và hội sinh viên cũng cần được coi trọng, trong các buổi họp quan trọng của Chương trình nờn cú sự có

mặt và tham gia ý kiến của đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Để từ đó sinh viên thấy được ý nghĩa của việc tham dự Đoàn Hội, tự hào thấy mình là một thành viên trong Đoàn, Hội và hăng hái tham gia các hoạt động.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w