Xuất với Viện Đào tạo Quốc tế đơn vị trực tiếp tổ chức quản lý điều hành Chương

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 57)

5. Kết cấu của đề tài

4.1. xuất với Viện Đào tạo Quốc tế đơn vị trực tiếp tổ chức quản lý điều hành Chương

điều hành Chương trình IBD

4..1.1 Nâng cao chất lượng giảng dạy

Giảng viên là yếu tố quan trọng khi nhắc đến chất lượng giảng dạy. Có thể thấy trong bảng hỏi dưới đây, trong thành phần chất lượng giảng dạy, các câu hỏi đều xoay quanh các hoạt động của từ phía giảng viên. Xét về ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên, kết quả khảo sát Sự hài lòng của sinh viên Chương trình IBD đã chỉ ra yếu tố chất lượng giảng dạy giữ vai trò quan trọng thứ nhất. Có thể thấy rằng, để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chung của Chương trình cần phải nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ giảng viên trong Chương trình. Năng lực của đội ngũ giảng viên phải được xem xét trên hai khía cạnh, số lượng giảng viên và chất lượng giảng viên.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Xõy dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010” và nghị quyết số 14/NQ- CP

ngày 02/11/2005 của Chính Phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 đều quy định: “tỷ lệ bình quân giữa số lượng sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng là 20 sinh viên/01 giảng viờn” ; “Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ, và 25% có trình độ tiến sỹ”, “đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ, và 35% có trình độ tiến sỹ”.

Điểm đặc trưng của một chương trình đào tạo liên kết quốc tế có thể thấy ngay ở đặc điểm là đội ngũ giáo viên quốc tế. Tại Chương trình IBD, số lượng đội ngũ giảng viên nước ngoài có trình độ là khá cao. Một số ý kiến phỏng vấn thu được từ các bạn sinh viên cho rằng giảng viên vẫn hay thay đổi lịch học, chấm bài chậm dẫn đến việc phản hồi ý kiến cho sinh viên bị chậm lại. Tuy nhiên, tất cả các giảng viên trong Chương trình (cả trong nước lẫn nước ngoài) đều phải đạt những yêu cầu khắt khe về trình độ cũng như bằng cấp (thạc sĩ ở các Chương trình đại học quốc tế).

Các biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên bao gồm: * Hình thành đội ngũ giảng dạy riêng của Chương trình

Để giảm thiểu việc giảng viên có hiện tượng nghỉ tiết, thay đổi lịch học bất chợt khiến sinh viên phải học bù, Chương trình IBD nên tuyển dụng và hình thành một đội ngũ giảng viên riêng có năng lực, là giảng viên chính của Chương trình chứ không phải thuê từ các chương trình hay trường đại học khác. Từ đó, sinh viên sẽ có được một lịch học cố định để có thể tập trung vào học tập.

Bên cạnh đó, Chương trình có thể hình thành cỏc nhúm giảng dạy của từng bộ môn. Như thế các giảng viên có thể nghỉ tiết nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tiết học của sinh viên vỡ cú giảng viên khỏc cựng nhúm dạy bù. Ngoài ra, các giảng viên cùng một nhóm có thể thảo luận để đưa ra một phương pháp dạy hoàn chỉnh nhất cho sinh viên.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Về kiến thức chuyên môn: cần giúp giảng viên có khả năng và điều kiện củng cố lại kiến thức, cập nhật thường xuyên các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Việc cập nhật kiến thức đảm bảo cho bài giảng gắn liền với sự phát triển của khoa học chuyên ngành thế giới, vừa làm sinh động hóa bài giảng, phát triển kiến thức cho giảng viên và sinh viên. Để làm được điều này, giảng viên phải giành thời gian để đọc, để nghiên cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước, tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, tham gia các khóa huấn luyện đào tạo, hội thảo...

Chương trình có thể hỗ trợ giảng viên trờn cỏc khía cạnh:

+ Khuyến khích giảng viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ. Những giảng viên tham gia các khóa đào tạo được Chương trình hỗ trợ kinh phí và thời gian.

+ Khuyến khích việc tự nghiên cứu của giảng viên, có chế độ và giành thời gian cụ thể để giảng viên tiếp cận thực tế.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện hàng năm. Giao chỉ tiêu cụ và định hướng đề tài xuống các lớp, động viên mọi người cùng tham gia.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo với sinh viên cũ của Chương trình đã ra công tác nhiều năm để thấy được mong muốn thực tế của các doanh nghiệp, thấy được những thế mạnh hay những thiếu hụt về kiến thức cần bổ sung trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu thêm những thực tế từ các cơ sở kinh doanh mà các sinh viên đó đang công tác.

Về kỹ năng giảng dạy:

Một điều cần nhấn mạnh rằng không phải mọi giảng viên có trình độ chuyên môn cao đều là giảng viên dạy giỏi. Bởi vì giảng dạy còn đòi hỏi rất nhiều khả năng: nghệ thuật nói trước công chúng, nghệ thuật lắng nghe, tâm lý

sáng tạo và phương pháp tiếp cận vấn đề. Kỹ năng này có thể do bẩm sinh hoặc và do quá trình rèn luyện theo thời gian mà có được.

Ngoài ra, phương pháp giảng dạy hiện đại là lấy người học làm trung tâm, là đối thoại, đặt vấn đề, yêu cầu sinh viên phải làm việc tại nhà nhiều, tự nghiên cứu trước, đến lớp chỉ thảo luận và trao đổi với giáo viên. Phương pháp này đòi hỏi giảng viên ngoài kỹ năng thuyết trình phải cú thờm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng thiết kế bài giảng và các hoạt động cấu thành bài giảng (bài tập tình huống, trò chơi, chủ đề thảo luận; kỹ năng hướng dẫn thảo luận nhóm; Kỹ năng lắng nghe, tổng hợp, gợi mở các ý tưởng của sinh viên...).

Để có được những kỹ năng này ngoài sự nỗ lực của bản thân giảng viên, cần có sự hỗ trợ từ Chương trình:

- Tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy mới cho tất cả giảng viên tham gia. Tổ chức cho giảng viên tham dự một số giờ giảng trong đó các chuyên gia được mời thực hiện giờ giảng theo phương pháp mới.

- Tập huấn cho giảng viên về kỹ thuật thiết kế bài giảng, thiết kế bài tập tình huống, tổ chức các trò chơi và các chủ đề thảo luận. Chương trình cần tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận thực tế để lấy tư liệu xây dựng các bài tập tình huống

- Tập huấn, hướng dẫn kèm cặp về kỹ năng hướng dẫn thảo luận nhóm, kỹ thuật thiết kế nội dụng thảo luận, kỹ năng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác cần đề cập ở đây là mối quan hệ giữa Giảng viên và – sinh viên. Sự hài lòng của sinh viên đối với giảng viên không chỉ dừng lại ở việc được giảng dạy bởi người giảng viên có trình độ cao và kỹ năng giảng dạy tốt. Đánh giá của sinh viên về giảng viên cũn trờn khía cạnh tư cách đạo đức, tác phong thái độ của người giảng viên. Người giảng viên nhiệt tình cởi mở, luôn quan tâm gần gũi sinh viên chính là động lực lôi cuốn các em hăng say trong học tập. Người giảng viờn luụn giữ được những chuẩn mực của người giáo viên, luôn công bằng trong đối xử sẽ tạo được sự tin cậy và

tôn trọng của sinh viên. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên không chỉ là nâng cao về chuyên môn, kỹ năng giảng dạy mà còn là tạo điều kiện cho người giảng viên giữ gìn phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong thái độ chuẩn mực.

Nói tóm lại, giảng viên là bộ phận quan trọng tác động vào sự hài lòng của sinh viên. Giảng viên không những cần kiến thức chuyên môn kỹ năng giảng dạy tốt mà còn phải là những tấm gương về đạo đức và lối sống. Sự gần gũi chia sẻ, mối quan hệ tốt đẹp giữa giảng viên và sinh viên cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo trong Chương trình.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 57)