5. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Mô hình đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chương
Chương trình IBD
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ được tiến hành thông qua hai bước chính là (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
(1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu. Ba chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã được mời phỏng vấn lấy ý kiến điều chỉnh các biến quan sát. Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội trong tháng 2/2012.
(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiờn cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng sử dụng trực tiếp dịch vụ đào tạo tại Chương trình IBD (sinh viên). Dữ liệu trong nghiên cứu này được dùng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu này được thực hiện tại Chương trình Cử nhân Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội vào tháng 3/2012.
2.2.2. Mô hình đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với Chương trình IBD IBD
Dựa trên sự khác biệt về tính chất của một chương trình liên kết đào tạo với một chương trình thuần túy trong nước, phương pháp đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình LKĐTQT cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, chương trình Cử nhân Quốc tế (IBD) chú trọng rất nhiều vào các hoạt động ngoại khóa cũng như việc cải thiện kỹ năng mềm và tư duy tích cực cho
sinh viên thông qua các hoạt động này. Trên thực tế, những đòi hỏi từ phía đối tác nước ngoài luôn hướng đến một nội dung đào tạo tổng thể, mang đến cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên ngành mà cũn cỏc kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tế một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, khi nhắc đến một chương trình chuẩn quốc tế, sinh viên thường đề cao yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng. Một chương trình hướng đến quốc tế cần có một hệ thống thiết bị hiện đại cũng như một môi trường học tập, rèn luyện hoàn hảo cho sinh viên, giúp sinh viên có được những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bản thân. Do đó, khi tiến hành đánh giá sự hài lòng của sinh viên chương trình Cử nhân Quốc tế, các thang đo và tiêu chí đánh giá cần được thiết kế đa dạng và chặt chẽ hơn bởi một thực tế là khi sinh viên bỏ ra một số tiền không nhỏ cho một chương trình đào tạo cao cấp sẽ có những đòi hỏi rất cao về chất lượng dịch vụ mà mình nhận được.
Dựa trên mô hình SERVQUAL, trong phân tích về chất lượng dịch vụ của một chương trình đào tạo, yếu tố “sự tin cậy” của SERVQUAL sẽ được đánh giá một cách tổng thể về khả năng cung ứng dịch vụ học tập của chương trình có gắn liền với những cam kết ban đầu với sinh viên hay không (chất lượng bằng cấp, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viờn…)
Nghiên cứu này sẽ đi sâu đánh giá yếu tố “hiệu quả phục vụ” của chương trình Cử nhân Quốc tế thông qua các hoạt động hỗ trợ học tập, hoạt động ngoại khóa, nơi mà sinh viên có thể đưa ra những ý kiến phản hồi cũng như những thắc mắc có liên quan đến quá trình giảng dạy và học tập và sự tự tin của sinh viên đối với các kỹ năng mà họ học tập và rèn luyện được.
Với yếu tố “sự hữu hỡnh”, nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá cảm nhận của sinh viên về cơ sở vật chất của chương trình IBD cũng như các cơ sở dữ liệu (thư viện, sách tham khảo…).
Nhân tố “sự đảm bảo” sẽ được xem xét trên phương diện chất lượng giảng dạy. Cụ thể, nghiên cứu sẽ thu thập những ý kiến cảm nhận của sinh viên IBD về phương pháp giảng dạy hoặc khả năng truyền tải kiến thức đến sinh viên một cách hiệu quả.
Trên cơ sở tổng hợp của mô hình SERVQUAL và các nghiên cứu trước kia đã được phân tích ở Chương 1, dựa trên đặc điểm của mô hình đào tạo của Chương trình IBD cũng như sự giới hạn nhất định về mặt thời gian và nhân lực, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ - ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của sinh viên, thông qua bốn nhân tố chính như mô hình dưới đây.
Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên IBD
Việc đo lường những thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo là điều cần thiết. Việc hiểu biết kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên đối với quỏ trớnh đào tạo tại Chương trình giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn đối tượng phục vụ của mình. Ngoài ra, mức độ chất lượng của dịch vụ cung cấp và mức độ ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng của sinh viên giúp cho nhà trường có cơ hội nhìn lại chính mình từ góc độ một nhà cung cấp dịch vụ. Đây là cơ hội để nhà quản trị nhận ra các điểm mạnh, yếu và các chức năng cần tập trung trong hoạt động đào tạo, từ đó đưa ra các chính sách quản lý, biện pháp điều hành thích hợp để nâng cao sự hài lòng một cách hợp lý.
Sự hài lòng của
sinh viên
Chất lượng giảng dạy
Hoạt động rèn luyện kỹ năng
Cơ sở vật chất