Thống kê mô tả thành phần rèn luyện kỹ năng (KN)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 36)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Thống kê mô tả thành phần rèn luyện kỹ năng (KN)

Bảng 3.4: Thống kê mô tả thành phần rèn luyện kỹ năng

Số lượng GT nhỏ nhất GT lớn nhất GT TB Phương sai Skewness Kurtosis Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error

KN1 204 1 5 3.22 1.099 -.200 .170 -.698 .339 KN2 204 1 5 3.29 1.018 -.249 .170 -.439 .339 KN3 204 1 5 3.26 .987 -.118 .170 -.306 .339 KN4 204 1 5 3.00 1.000 .129 .170 -.064 .339 KN5 204 1 5 2.76 1.093 .274 .170 -.445 .339 KN6 204 1 5 2.98 .920 .039 .170 -.300 .339 KN7 204 1 5 2.91 .994 .087 .170 -.324 .339 KN8 204 1 5 3.16 1.071 -.099 .170 -.492 .339 KN9 204 1 5 3.11 1.035 -.137 .170 -.334 .339 KN10 204 1 5 3.20 1.004 -.207 .170 -.208 .339 Valid N (listwise) 204

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012)

Bảng trên đưa ra các số liệu thống kê mô tả của biến KN (tương ứng với yếu tố rèn luyện kỹ năng) với các giá trị như: giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (minimum và maximum); giá trị trung bình (Mean); độ lệch chuẩn (Std. Deviation); độ lệch của đồ thị (Skewness); độ nhọn của đồ thị (Kurtosis).

Như đã trình bày trong Chương 2, thang đo đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên Chương trình IBD được chấm với thang điểm likert từ 1 đến 5.

Dữ liệu thu được từ 204 bảng hỏi đánh giá khá tốt các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên với 7/10 kỹ năng có điểm trung bình (Mean) lớn hơn 3 (Median). Trong số đó, kỹ năng viết báo cáo (writing skill) của sinh viên được cải thiện tốt nhất (3,29). Điều này là khá hợp lý khi so sánh những thông tin tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của Chương trình IBD với hàng loạt các bài tập lớn được giao cho sinh viên trong mỗi kỳ và yêu cầu sinh viên trình bày dưới dạng các bản báo cáo học thuật. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại ba kỹ năng chưa thực sự đem lại sự cải thiện cho sinh viên (điểm trung bình dưới 3). Đó là KN5, KN6 và KN7 tương ứng với các kỹ năng phê phán tích cực, nhận dạng và xử lý vấn đề, suy nghĩ đột phá. Trong đó, kỹ năng phê phán tích cực có điểm trung bình thấp nhất (2,76). Đây là kỹ năng rất có lợi cho sinh viên trong việc cải thiện sự tự tin về khả năng, kiến thức của bản thân để có khả năng thảo luận theo hướng tích cực với giảng viên cũng như các sinh viên khác về một vấn đề. Từ đó có thể thấy sinh viên Chương trình IBD chưa thực sự hoàn thiện tư duy phê phán trước những bài giảng của giảng viên

Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation) ở mức xấp xỉ 1 (thấp nhất 0,920 và cao nhất 1,099) cho thấy phần lớn số điểm đánh giá các biến của yếu tố rèn luyện kỹ năng nằm ở mức từ 2 đến 4 điểm.

Giá trị skewness thể hiện độ lệch của đồ thị tần số xuất hiện các giá trị của các biến. Có thể thấy trong bảng thống kê trên, giá trị skewness của KN4, KN5, KN6 và KN7 có kết quả lớn hơn 0; tức là đồ thị lệch phải. Khi đó, giá trị có tần số lớn nhất sẽ (đỉnh của đồ thị) sẽ bé hơn giá trị trung bình (mean) của bộ dữ liệu. Từ đó có thể thấy phần lớn sinh viên cho rằng các kĩ năng này của họ chưa được cải thiện rõ rệt (phần lớn số điểm ≤3).

Tuy nhiên trong câu hỏi đánh giá toàn diện chung về sự cải thiện của sinh viên trong kỹ năng mềm (KN10), giá trị skewness là -0,207. Đồ thị khi đó lệch trái và phần lớn các sinh viên được hỏi cho rằng nhìn chung thỡ cỏc kỹ năng mềm của họ đã được cải thiện (phần lớn số điểm ≥3)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w