tiêu điểm của TKHT
1. Trục chính: ∆ 2. Quang tâm: O 3. Tiêu điểm: F, F/. 4. Tiêu cự: OF = OF/ = f
không bị đổi hướng? HS trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần thông báo về trục chính và trả lời câu hỏi: Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì?
HS trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo khái niệm quang tâm và trả lời câu hỏi: Quang tâm của một thấu kính có đặc điểm gì?
HS trả lời.
GV: Yêu cầu HS tự đọc phần thông báo khái niệm tiêu điểm và trả lời câu hỏi sau: Tiêu điểm của thấu kính phân kì được xác định như thế nào? Nó có đặc điểm gì khác với tiêu điểm của TKHT? HS trả lời
GV: Yêu cầu HS tự đọc phần thông báo khái niệm tiêu cự và trả lời câu hỏi: Tiêu cự của thấu kính là gì?
HS trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt tới TKPK HS chú ý quan sát và ghi vở.
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS Làm câu C8, C9
*) Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt:
- Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló
truyền thẳng theo phương của tia tới. - Tia tới // với trục chính cho đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm.
III. Vận dụng
C8: Kính cận là TKPK Có thể nhận biết
bằng một trong hai cách sau:
-Phần rìa của thấu kính này dày hơn phần giữa.
- Đặt thấu kính này gần dòng chữ. Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
C9: Thấu kính phân kì có những đặc
điểm trái ngược với TKHT:
-Phần rìa của TKPK dày hơn phần gi ữa.
-Chùm sáng tới // với trục chính của TKPK, cho chùm tia ló phân kì.
-Khi để TKPK vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp.
D. Củng cố
E. Hướng dẫn học ở nhà: Học phần ghi nhớ. Làm các bài tập 44-45.
TUẦN
Tiết 49: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : -Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi TKPK
-Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK. Phân biệt được ảnh ảo do được tạo bởi TKPK và TKHT.
-Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKPK.
2. Kĩ năng : -Sử dụng thiết bị TN để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi TKPK. -Kĩ năng dựng ảnh của TKPK.
3. Thái độ : Nghiêm túc, hợp tác.
1. Giáo viên : 1 thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm, 1 giá quang học. cây nến cao khoảng 5cm, 1 màn hứng ảnh, 1 bật lửa.
2. Học sinh : Đọc trước bài.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Trực quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tổ chức lớp 9A 9B B. Kiểm tra bài cũ
GV: Hãy nêu tính chất các đặc điểm tia sáng qua TKPK mà em đã học. Biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó.
ĐVĐ: Yêu cầu HS đặt một vật sau TKPK, nhìn qua TKPK, nhận xét ảnh quan sát được.
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh
tạo bởi TKPK.
GV: Yêu cầu bố trí TN như hình vẽ. Gọi HS lên bảng trình bày TN và trả lời C1. HS trả lời
GV: Gọi 1, 2 HS trả lời C2: Ảnh thật hay ảnh ảo?
HS trả lời