Nam châm điện

Một phần của tài liệu Giáo án: Vật lí 9 cả năm chuẩn mới (Trang 78)

+Cấu tạo: Gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.

+Các con số (1000-1500) ghi trên ống dây cho biết ống dây có thể sử dụng với số vòng dây khác nhau tuỳ theo cách chọn để nối hai đầu ống dây với nguồn điện. Dòng chữ 1A-22Ω cho biết ống dây được dùng với dòng điện cường độ

1A, điện trở của ống dây là 22Ω - Cách tăng lực từ của nam châm điện +Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.

+Tăng số vòng của ống dây.

C3: Nam châm b mạnh hơn a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b và d.

III. Vận dụng

Câu C4: Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Vì kéo được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.

Câu C5: Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.

Câu C6: Lợi thế của nam châm điện: -Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

-Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.

-Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

D. Củng cố

Đọc phần có thể em chưa biết GV nhắc lại kiến thức cơ bản

E. Hướng dẫn học ở nhà

Làm bài tập trong SBT.

TUẦN

Tiết 28: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM.

Ngày soạn: Ngày giảng:

1.Kiến thức

-Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.

-Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật.

2. Kỹ năng:

-Phân tích, tổng hợp kiến thức.

-Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

3. Thái độ : Thấy được vai trò to lớn của Vật lý học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên : -Một ống dây điện khoảng 100 vòng dây, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm. 1 giá TN.-1 biến trở 20Ω, 2A.-Nguồn điện 3V.-1 ampekế có giới hạn đo là 1A. 1 nam châm chữ U.-1 công tắc điện.-Các đoạn dây nối. Chuông điệ, nam châm điện, rơ le điện từ.

2. Học sinh : Đọc trước bài

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Tổ chức lớp 9A 9B

B. Kiểm tra bài cũ: Giải thích vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm

điện?

Nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.

C. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện

GV thông báo: Một trong những ứng dụng của nam châm phải kể tên đó là loa điện. Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. Vậy chúng ta sẽ cùng làm TN tìm hiểu nguyên tắc này. HS lắng nghe GV thông báo về mục đích TN. GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần a →Tiến hành TN.

HS tiến hành thí nghiệm

GV hướng dẫn HS khi treo ống dây phải di chuyển linh hoạt khi có tác dụng lực, khi di chuyển con chạy của biến trở phải nhanh và dứt khoát. GV giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN.

GV: Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây trong hai trường hợp ( khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây và khi dòng điện trong ống dây biến thiên)

HS trả lời

I. Loa điện.

1.Nguyên tắc hoạt động của loa điện

GV: Hướng dẫn HS thảo luận chung →Kết luận.

C

GV thông báo: Đó chính là nguyên tắc hoạt

động của loa điện. Loa điện phải có cấu tạo như thế nào?

E

M L

HS quan sát hình trả lời

GV: Chúng ta biết vật dao động khi phát ra âm thanh. Vậy quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra như thế nào? Các em cùng nghiên cứu phần thông báo của mục 2.

HS đọc mục 2

GV: Gọi 1,2 HS trả lời tóm tắt quá trình biến đổi dao động điện thành dao dộng âm.

HS trả lời.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ

GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần 1. Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ, trả lời câu hỏi: +Rơ le điện từ là gì?

+Chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ. Nêu tác dụng của mỗi bộ phận.

b.Kết luận.

+Khi có dòng điện chạy qua ống dây chuyển động.

+Khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

2.Cấu tạo của loa điện.

Bộ phận chính gồm ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa 2 từ cực của nam châm.

Mạch Mạch điện 2 điện 1

Một phần của tài liệu Giáo án: Vật lí 9 cả năm chuẩn mới (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w