I. Kiến thức cơ bản
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC Tiết 23: NAM CHÂM VĨNH CỬU
Tiết 23: NAM CHÂM VĨNH CỬU I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: -Mô tả được từ tính của nam châm.
-Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. -Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. -Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2.Kĩ năng: -Xác định cực của nam châm.
-Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên : 2 thanh nam châm thẳng, 1 thanh nam châm hình chữ U.
2. Học sinh : đọc trước bài.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Thực nghiệm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tổ chức lớp 9A 9B B. Kiểm tra bài cũ: không
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Kháu quát kiến thức chương
GV nêu những kiến thức cơ bản của chương II. HS: Đọc SGK tr57 để nắm được những mục tiêu cơ bản của chương.
ĐVĐ: +Cách 1: Như SGK.
+Cách 2: Bài đầu tiên chúng ta nhớ lại cá đặc điểm của nam châm vĩnh cửu mà ta đã biết từ lớp 5 và lớp 7.
Hoạt động 2: Từ tính của nam châm
GV: Tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ: +Nam châm là vật có đặc điểm gì?
+Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (sắt, gỗ, nhôm, đồng,
I. Từ tính của nam châm 1.Thí nghiệm.
C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn
sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng,...Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là
nhựa, xốp).
Hướng dẫn thảo luận, để đưa ra phương án đúng.
HS: Nhớ lại kiến thức cũ về đặc điểm của nam châm và nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp.
GV nhận xét kết quả và bổ sung HS chú ý lắng nghe và ghi vở.
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm câu C2 và đưa ra kết quả.
HS làm thí nghiệm và đưa ra kết quả
GV nhận xét và đưa ra kết luận về nam châm. HS chú ý, ghi vở.
GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ trong SGK và nam châm có ở bộ TN của các nhóm gọi tên các loại nam châm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm.
GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ 21.3 SGK và các yêu cầu ghi trong câu C3, C4 làm TN theo nhóm.
HS thực hiện thí nghiệm
GV gọi 1 HS nêu kết luận về tương tác giữa các nam châm qua TN→Yêu cầu ghi vở kết luận.
HS ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Yêu cầu 1 HS đọc câu C6 và hướng dẫn học sinh trả lời câu C6
HS trả lời câu C6
GV: Vận dụng câu C6. Yêu cầu HS nêu cấu tạo và hoạt động→Tác dụng của la bàn.
GV: Tương tự hướng dẫn HS thảo luận câu C7, C8.
-Với câu C7, yêu cầu HS xác định cực từ của các nam châm có trong bộ TN. Với kim nam châm (không ghi tên cực) phải xác định cực từ như thế nào?
GV lưu ý HS thường nhầm lẫn kí hiệu N là cực Nam.
GV: (Bổ sung bài tập) Cho hai thanh thép giống hệt nhau, 1 thanh có từ tính. Làm thế nào để phân biệt hai thanh?
Nếu HS không có phương án trả lời đúng→GV cho các nhóm tiến hành TN so sánh từ tính của thanh nam châm ở các vị trí khác nhau trên thanh.
C2: +Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam-Bắc.
+Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ.
2.Kết luận.
- Nam châm có hai từ cưc. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
- Các kim loại là vật liệu từ (vật liệu mà nam châm hút được): sắt, thép, niken, coban, gadolini...
- Các kim loại không phải là vật liệu từ (nam châm không hút được): đồng, nhôm.
- Kí hiệu cực nam châm:
+ Cực nam (S): màu nhạt (xanh hoặc trắng)
+ Cực bắc (N): màu đậm (đỏ)