Theo tổng hợp từ các nguồn tài liệu, cho ta thấy có một số yếu tố chính ảnh hƣởng tới hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
Thƣ nhất, thiếu sự quyết tâm cao độ và đồng lòng của Ban lãnh đạo và đặc biệt nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
Thứ hai, tái cấu trúc chắc chắn sẽ làm ảnh hƣởng ít nhiều đến quyền lợi của một hay một số nhóm ngƣời. Việc theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc và dung hòa lợi ích của tất cả các nhóm là điều không dễ dàng gì. Nhà quản trị phải tạo dựng cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp để lãnh đạo và dẫn dắt sự thay đổi và định hƣớng nhân viên của mình vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
Thứ ba, quá trình tái cấu trúc là quá trình liên quan chặt chẽ đến con ngƣời. Nhà quản trị ngoài việc bố trí lại tổ chức bộ máy và nhân sự, còn phải đánh giá và xem xét lại hệ thống đánh giá nhân viên, hệ thống đãi ngộ và đổi mới các hình thức đào tạo, phát triển nhân viên.
Thứ tƣ, trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi và chọn lựa lại ngành/danh mục kinh doanh/ đổi mới phƣơng thức bán hàng và đổi mới mô hình doanh thu là một trong những quyết định chiến lƣợc mà CEO phải nắm bắt, kiểm soát và thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả.
Liên quan đến tái cơ cấu và cải cách Doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngoài những rào cản trên, còn chịu tác động bởi các yếu tố khác nhƣ:
- Lợi ích nhóm: Hiện nay, có một số ngƣời đƣợc lợi rất lớn từ khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc. Việc có thêm nhà đầu tƣ mới và giảm ƣu đãi từ phía nhà nƣớc sau khi doanh nghiệp sắp xếp lại sẽ khiến nhiều lãnh đạo hay đại diện vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc lo ngại sẽ bị ảnh hƣởng quyền lợi. Do đó, họ cố tình ngăn cản, hoặc kéo dài thời gian thoái vốn, làm chậm tiến độ cải cách;
- Khung pháp lý: Khung pháp lý chƣa ổn định, chƣa rõ ràng để cho chủ sở hữu thực hiện giám sát. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể thực hiện giám sát; cơ chế công khai, minh bạch thông tin, kiểm tra, kiểm duyệt thông tin báo cáo; cũng nhƣ cơ chế cho phép một tổ chức hay đơn vị độc lập tham gia quá trình đánh giá, giám sát hiệu quả… rất thiếu; Đến nay, chỉ có thêm 2 văn bản điều chỉnh các vấn đề liên
22
quan trực tiếp đến quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc là Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và Quyết định 224/2006/QĐ-TTg ngày 26/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc;
- Về công nợ: Việc xử lý số nợ tồn đọng của các tập đoàn, tổng công ty lớn; - Về chi phí: Chi phí cũng là một trở lực lớn cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc. Hiện chƣa có cơ quan nào có thể dự trù kinh phí cụ thể cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, do phạm vi rộng, dàn trải, cũng nhƣ mối liên hệ của quá trình này với việc tái cơ cấu các lĩnh vực khác của nền kinh tế và các vấn đề liên quan đến thay đổi chính sách.