Tái cơ cấu“Cần phải tái cấu trúc thôi!”, “Cần phải cơ cấu thôi!” – đó là những câu mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên thƣờng thốt lên trong thời gian gần đây khi gặp những khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý, điều hành hoặc khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, đình trệ.
“Tái cấu trúc” (Restructuring) và “Tái cơ cấu - một số ngƣời gọi là “tái lập” (Re‐engineering/ Recreating) đƣợc nhiều ngƣời hiểu một cách chung chung là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đôi khi, những từ này đƣợc hiểu lẫn lộn với nhau và bản thân từng từ cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khi thực hiện, do cách làm khác nhau, kết quả đem lại khác nhau, tạo ra những cuộc tranh luận bất tận giữa các chuyên gia. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin chia sẻ quan điểm và cách nhìn rõ hơn về tái cáu trúc và tái cơ cấu.
“Restructuring” (thƣờng đƣợc dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tổ chức (re‐ organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt đƣợc một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trƣờng hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt đƣợc sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp.
Một chƣơng trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực nhƣ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể đƣợc triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó.
20
“Re‐engineering” (đƣợc một số ngƣời dịch là “cơ cấu”) là quá trình thiết kế lại (redesign) tận gốc các quá trình (processes) trong doanh nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh (business processes) nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của “re-engineering” là tạo ra những quy trình đƣợc thiết kế lại tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc sẵn có của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, có thể nói “tái cấu trúc” là một phần của quá trình tái cơ cấu, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của doanh nghiệp trên nền tảng hiện có, trong khi đầu ra của tái lập là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm đích đúng, con đƣờng đúng, phƣơng tiện đúng dựa trên một nền tảng có thể hoàn toàn mới.
Tƣơng tự nhƣ việc “tái cấu trúc” một khách sạn chỉ là chỉnh trang, sơn sửa lại phòng ốc, bổ sung, thay các trang thiết bị, huấn luyện, đào tạo lại nhân viên hoặc thay đổi ngƣời, cải tiến cung cách phục vụ… để kinh doanh tốt hơn. Trong khi đó “tái lập” một khách sạn có thể dẫn đến việc chuyển đổi công năng (ví dụ thành cao ốc văn phòng, làm trung tâm dạy ngoại ngữ), hoặc chỉ đơn giản là bán nó đi để làm việc khác.