Thực hiện phối hợp nhiều biện pháp nhằm quản trị chặt chẽ vốn trong thanh toán.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 66)

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để

c Tình hình quản trị hàng tồn kho

3.2.3. Thực hiện phối hợp nhiều biện pháp nhằm quản trị chặt chẽ vốn trong thanh toán.

trong thanh toán.

Cơ sở lí luận: Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có nợ phải thu nhưng ở qui mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn hay số vốn bị chiếm dụng lớn sẽ gây cho doanh nghiệp tình trạng căng thẳng, giả tạo về vốn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp không bán chịu hàng hóa, dịch vụ sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận. Vì vậy, quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, nó liên quan đến việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận của việc bán chịu hàng hóa.

Cơ sở thực tiễn:Như đã phân tích ở chương 2, các khoản phải thu tại công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty, mặc dù tỷ trọng này đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với doanh thu. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao, một mặt có thể góp phần làm gia tăng doanh thu thuần nhưng mặt khác sẽ làm cho công ty gặp khó khăn thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do bị chiếm dụng vốn nhiều. Hiện tại, công ty chưa thiết lập các chính sách tín dụng cụ thể cho mỗi loại khách hàng, hạn mức tín dụng cũng chưa được thiết lập. Vì vậy, để quản trị chặt chẽ các khoản phải thu, công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:

Hoàn thiện các dự án, công trình xây dựng tham gia, bàn giao đúng tiến độ đã ghi trong hợp đồng, thực hiện hoàn thành hồ sơ quyết toán nghiệm thu ngay sau khi hoàn thành để có thể nhanh chóng thu hồi nợ.

Doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn về khách hàng cho nợ: phân tích tình hình tài chính, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, lịch sử thanh toán…Từ đó, có thể lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt

chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu với những khách hàng có tình trạng thanh toán chây ì. Doanh nghiệp cần xác định hệ số nợ phải thu tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu hay chính là xác định một hạn mức tín dụng hợp lý. Chỉ nên chấp nhận những khách hàng thường xuyên, có kỷ luật thanh toán tốt, đáng tin cậy. Đối với những khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để tránh rủi ro.

Doanh nghiệp cũng cần xác định thời hạn thanh toán một cách hợp lý, có lợi cho doanh nghiệp nhất. Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan nhiều đến các công trình xây dựng, nên thời hạn qui định thanh toán cho khách hàng là sẽ trả thành từng đợt một theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong hợp đồng. Vì thế, khi đàm phán điều kiện thanh toán, nên đàm phán thời gian trả nợ giữa các đợt là ngắn nhất và số tiền trả mỗi lần nhiều nhất có thể. Doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất phạt quá hạn qui định trong hợp đồng với những khách hàng nợ quá hạn để nâng cao kỉ luật thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách chiết khấu hợp lý cho từng khách hàng để có thể khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu trong hợp đồng.

Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các khoản phải thu, thực hiện phân loại nợ phải thu theo độ dài thời gian, theo nhóm khách hàng để có kế hoạch theo dõi và thu hồi nợ khi đến hạn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w