Tổ chức hợp lý nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 41)

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để

b.Tổ chức hợp lý nguồn vốn kinh doanh.

Sau khi xác định được nhu cầu VLĐTX, công ty cần phải tiến hành tổ chức huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Để xác định trong kỳ công tác tổ chức huy động vốn của công ty có hợp lý hay không, ta đi phân tích tình hình tổ chức nguồn vốn.

• Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (>=69%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực tự chủ về mặt tài chính của công ty. Tuy vậy, trong vòng 3 năm trở lại đây, công ty cũng đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, vào cuối năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 75.76%, tỷ trọng này đã giảm vào cuối năm 2012 còn 75.26% và cuối năm 2011 còn 69.22%. VCSH có sự biến động nhẹ qua các năm. Vào cuối năm 2012, VCSH giảm 267 triệu ( 3.63%) so với đầu năm 2012. VCSH cuối năm 2013 lại tăng 103 triệu (1.45%) so với đầu năm 2013. Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình nguồn vốn kinh doanh, ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể qua bảng 2.3:

Nợ phải trả giảm mạnh vào cuối năm 2013, nợ phải trả đã giảm 5377 triệu (25%) so với cuối năm 2012. Nợ phải trả cũng giảm 1427 triệu (6.21%) ở thời điểm cuối năm 2012 so với cuối năm 2011. Nợ phải trả giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm. Nợ ngắn hạn vào cuối năm 2013 đã giảm 4061 triệu so với đầu năm 2013. Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luốn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dài hạn và có xu hướng tăng thêm về tỷ trọng. Nguyên nhân của nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng là do công ty đang thu hẹp qui mô kinh doanh, việc giảm vay và nợ dài hạn sẽ giúp giảm chi phí lãi vay, gánh nặng tài chính cho công ty. Trong điều kiện công ty không có thêm

nhiều đơn đặt hàng đã ảnh hưởng đến tình hình kết quả kinh doanh của công ty thì việc giảm vay và nợ dài hạn là thực sự cần thiết.

Về nợ ngắn hạn: khoản mục phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Phải trả người bán cuối năm 2013 là 7145 triệu, tăng 42 triệu (0.59%) so với cuối năm 2012. Mặc dù khoản phải trả người bán có giảm so với thời điểm cuối năm 2011( giảm 2113 triệu, tương ứng 22.82%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chính trong nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn giảm là do thuế và các khoản phải nộp nhà nước và vay nợ ngắn hạn giảm. Vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong nợ ngắn hạn. Cụ thể, vay ngắn hạn cuối 2011 chiếm tỷ trọng 20.38%. Tỷ trọng này vào cuối năm 2013 chỉ còn là 8.72%.

Về nợ dài hạn: Vay và nợ dài hạn cuối năm 2013 chỉ là 160 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% trong cơ cấu nợ dài hạn, giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2011( giảm 1820 triệu). Vay và nợ dài hạn giảm là do trong kỳ công ty đã thực hiện trả dần nợ vay của ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển với số tiền là 1240 triệu thờihạn vay 60 tháng để xây dựng văn phòng làm việc, thời điểm ký hợp đồng vay là 14/05/2009.

Nguồn vốn chủ sở hữu (bảng 2.4)

Nguồn VCSH cuối năm 2013 là 7187 triệu, tăng nhẹ so với cuối năm 2012 là 104 triệu(1.47%). VCSH không có biến động lớn lắm tại các thời điểm cuối năm. Trong cơ cấu VCSH thì vốn đầu tư của chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng chính và ngày càng tăng lên. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lại ngày càng giảm. LNST chưa phân phối cuối năm 2013 chỉ là 437 triệu, giảm mạnh so với cuối năm 2012 là 696 triệu (61.43%).

- Nguồn vốn có chiều hướng giảm trong vòng 3 năm trở lại đây tương ứng với sự sụt giảm của qui mô kinh doanh. Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn. Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

-Trong cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty thì phải trả người bán, thuế phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng chính. Phải trả người bán luôn là nguồn vốn tín dụng quan trọng của công ty. Đây là nguồn vốn chiếm dụng với chi phí thấp, không cần tài sản đảm bảo, có thể đàm phán thời gian chậm trả một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với việc chiếm dụng vốn lớn thì công ty cũng cần chú ý đến việc đảm bảo kế hoạch để trả nợ nhà cung cấp, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.

• Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng

Để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, ta đi phân tích chỉ tiêu NWC và các chỉ tiêu có liên quan trong bảng 2.5

NWC của công ty ở cả 3 thời điểm đều có giá trị dương và tăng dần qua các năm, mức độ an toàn về mặt tài chính có xu hướng tăng lên. Cụ thể, NWC vào cuối năm 2011 là 3638 triệu đồng, NWC vào cuối năm 2012 là 3982 triệu đồng, và vào cuối năm 2013 là 4563 triệu đồng.NWC >0, tức là toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi một phần nguồn vốn thường xuyên và một phần của tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi NWC. Nguyên tắc cân bằng tài chính được đảm bảo.

NWC tăng chủ yếu là do mức độ giảm của tài sản ngắn hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối nhỏ hơn mức độ giảm của nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên với việc sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho

việc hình thành tài sản lưu động, doanh nghiệp cần xem xét đến chi phí sử dụng vốn có hợp lý hay không đề điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn.

Xem xét cơ cấu nguồn vốn, ta thấy trong khoản mục nợ ngắn hạn thì các khoản chiếm dụng của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao như phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Với việc tình hình kết quả kinh doanh đang diễn ra theo chiều hướng không tốt, ngành cơ khí đang gặp khó khăn nên công ty đã tăng cường sử dụng các khoản chiếm dụng, giảm vay nợ để giảm áp lực trả lãi vay.

2.2.2.2 Về phân bổ vốn kinh doanh

Về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ( trên 80%) và có chiều hướng gia tăng về tỷ trọng trong tổng tài sản. Để có cái nhìn cụ thể hơn về sự biến động tài sản của công ty, ta đi phân tích chi tiết từng khoản mục như sau: Cuối năm 2012, TSNH giảm 519 triệu đồng so với đầu năm 2012; TSNH có xu hướng giảm mạnh tiếp trong năm 2013, cụ thể là TSNH cuối năm 2013 giảm 3,480 triệu đồng so với đầu năm 2013. TSNH cuối năm 2012 giảm so với đầu năm 2012 chủ yếu là do mặc dù các khoản nợ phải thu ngắn hạn có tăng(2082 triệu; 14.64%) nhưng mức tăng này vẫn nhỏ hơn mức sụt giảm của các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho. Trong khi đó, khoản nợ phải thu ngắn hạn cuối năm 2013 lại giảm rõ rệt so với đầu năm, giảm 4164 triệu (25.55%) là nhân tố chủ yếu làm giảm TSNH. TSDH giảm cả về số tiền lẫn tỷ trọng. TSDH cuối năm 2012 giảm 1175 triệu (tương ứng với tỷ lệ là 20.43%) so với cuối năm 2011. Đến cuối năm 2013, TSDH đã giảm tiếp 1793 triệu(39.17%) so với đầu năm 2013. TSDH giảm chủ yếu là do TSCĐ hữu hình giảm, trong kỳ hầu như công ty không có sự đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ hữu hình.

Tóm lại, VKD của công ty đang giảm dần qua 3 năm trở lại đây. Do tình trạng khó khăn của nền kinh tế và đặc điểm hoạt động kinh doanh phụ thuộc lớn vào khách hàng nên công ty đang phải thu hep qui mô kinh doanh. TSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Để đánh giá được sâu sắc hơn về việc thu hẹp qui mô kinh doanh của công ty, tình hình quản trị vốn ra sao, có liên quan đến việc thu hẹp qui mô hiện nay của công ty không, chúng ta cần phải phân tích cụ thể những vấn đề liên quan khác ở phần sau.

2.2.2.3. Tình hình quản trị vốn lưu động

VLĐ là một bộ phận cấu thành của VKD. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng VLĐ nhất định Việc quản trị VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng, tác động rất lớn đến quản trị VKD. Vì thế, để đánh giá tình hình quản trị VLĐ, ta đi phân tích sự biến động và cơ cấu của VLĐ các năm qua bảng 2.6. Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy VLĐ giảm dần qua các năm. VLĐ cuối năm 2013 là 20570 triệu, giảm 3489 triệu (14.47%) so với cuối năm 2012, VLĐ cuối năm 2012 giảm 519 triệu (2.11%) so với cuối năm 2011. Trong cơ cấu VLĐ thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất tới 58.99% ở thời điểm cuối năm 2013. Tỷ trọng này đã có xu hướng giảm so với thời điểm cuối năm 2012. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai( chiếm 32.95% ở thời điểm cuối năm 2013). Cuối năm 2012, HTK chiếm tỷ trọng 26.48%. HTK đã tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. VLĐ cuối năm 2013 giảm so với đầu năm 2013 hoàn toàn là do các khoản phải thu ngăn hạn giảm mạnh, trong khi đó tiền và tương đương tiền, HTK, TSNH khác lại có chiều hướng tăng lên nhưng không đủ bù đắp mức giảm của khoản phải thu. Để có thể đánh giá chính xác hơn, ta đi phân tích cụ thể về cơ cấu VLĐ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 41)