Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 37)

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số

số 5

Từ các số liệu tổng hợp trên bảng 2.1 kết hợp với những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, ta có thể nhận xét khái quát về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất như sau:

Về qui mô sản xuất kinh doanh: VKD của công ty có xu hướng giảm qua các năm. VKD của năm 2013 giảm so với năm 2012 là 3.484 tỉ (11.82%), VKD của năm 2012 giảm so với năm 2011 là 5.453 tỉ (15.61%).Như vậy, có thể thấy qui mô vốn kinh doanh của công ty đang thu hẹp lại. Nguyên nhân có thể thấy do tình trạng nền kinh tế trì trệ, sản xuất gặp khó khăn, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn hơn bao giờ hết do tình trạng thiếu vốn nên vẫn sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị lạc hậu, khó tiếp cận với lãi suất vay ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bình quân của công ty

cũng có sự biến động nhẹ qua 3 năm, trong đó VCSH năm 2013 giảm 81 triệu (1.12%) so với năm 2012 làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của công ty. Về hiệu quả SXKD: Doanh thu của công ty có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt là doanh thu thuần năm 2013 đã giảm 7.801 triệu(27.85%) so với năm 2012. Sở dĩ doanh thu của công ty có xu hướng giảm là do sản phẩm sản xuất của công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất xi măng và xây dựng. Ngành xi măng lại lâm vào cảnh dư thừa công suất thiết kế từ năm 2010 trở đi, nếu phát huy hết công suất các xí nghiệp hiện có và đang được xây dựng có thể dư thừa gần 10 triệu tấn. Còn các doanh nghiệp xây dựng, thị trường BĐS đóng băng kể từ năm 2011. Với tình hình như vậy, đã khiến doanh thu tiêu thụ của công ty sụt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. Cụ thể, lợi nhuận trước và sau thuế của công ty giảm mạnh, lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 là 437 triệu (67.96%). Về các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: Do tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nên tỷ số lợi nhuận sau thuế trên VKD và vốn chủ sở hữu cũng giảm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD năm 2013 giảm 1.2% so với năm 2012, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH năm 2013 giảm 5.17% so với năm 2012.

Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước năm 2012 là 2746 triệu, tăng 1028 triệu (59.84%) so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013, khoản này lại giảm nhẹ là 517 triệu. Thu nhập bình quân của người lao động trên tháng đang có chiều hướng giảm trong 3 năm trở lại đây.

Qua kết quả phân tích tổng quan trên, có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra theo hướng không tốt. Qui mô kinh doanh thu hẹp, doanh thu thuần và các chi tiêu lợi nhuận đều giảm qua 3 năm

trở lại đây. Trong năm 2014 tới, doanh nghiệp cần có những biện pháp thực hiện cần thiết để cải thiện tình trạng này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w