Mô hình tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 31)

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để

2.1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý

Ghi chú: Quan hệ điều hành công việc Quan hệ phối hợp, hỗ trợ

Chức năng các bộ phận

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, quyết định bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty, tăng hoặc giảm vốn Điều lệ thông qua báo cáo tổ chức hàng năm, báo cáo của chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát, quyết định phân phối lợi nhuận hàng năm, quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể công ty. Đại hội cổ đông họp 6 tháng 1 lần, bầu ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của công ty như: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc. Ngoài ra hội đồng cổ đông có thể họp bất thường do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập.

 Hội đồng quản trị: là do đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra, là cơ quan quản lí cao nhất, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

 Ban kiểm soát: Bao gồm 3 thành viên theo tiêu chuẩn đã được qui định trong điều lệ công ty. Ban kiểm soát thay mặt đại hội đồng cổ đông kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Ban tổng giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước; đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công nhân viên toàn công ty.

 Phòng tổ chức hành chính: thực hiện việc quản lý lao động, công tác chính sách chế độ, công tác bảo vệ, y tế và các công việc hành chính.

 Phòng tài chính kế hoạch: tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, giúp giám đốc giám sát tình hình tổ chức của công ty, xây dựng và hướng dẫn các xí nghiệp lập kế hoạch phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đề xuất cơ chế quản lý, phương án kinh doanh cho Ban giám đốc, cùng các phòng ban chức năng tìm kiếm thị trường, hướng dẫn chỉ đạo và tham gia làm hồ sơ đấu thầu, triển khai các dự án trúng thầu.

 Phòng đầu tư: chỉ được thành lập khi có các dự án đầu tư lớn cần giám sát từ công ty, chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn hiệu quả cũng như tiến độ của dự án, đối với các dự án vừa và nhỏ được giao khoán trực tiếp cho

các xí nghiệp.

 Xí nghiệp đúc: có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại sản phẩm đúc chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn( chủ yếu phụ tùng nhà máy xi măng) theo các đơn đặt hàng, hợp đồng.

 Xí nghiệp cơ khí: có nhiệm vụ chính là sản xuất các sản phẩm kêt cấu thép theo các hợp đồng và đơn đặt hàng.

 Xí nghiệp xây dựng: có nhiệm vụ chính là thi công các công trình xây dựng và dân dụng theo các hợp đồng và theo các dự án đã trúng thầu.

 Xí nghiệp dịch vụ: cung cấp các dịch vụ như tư vấn xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, quy hoạch đô thị và chuyển giao công nghệ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)

Kế toán trưởng

Kế toán xí nghiệp đúcKế toán xí nghiệp cơ khíKế toán xí nghiệp xây dựngKế toán xưởng dịch vụ

Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hóa Thủ quỹ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w