Tận dụng triệt để năng lực sản xuất của TSCĐ, khẩn trương đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 63)

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để

c Tình hình quản trị hàng tồn kho

3.2.1. Tận dụng triệt để năng lực sản xuất của TSCĐ, khẩn trương đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu

tư, đổi mới máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng TSCĐ.

TSCĐ của doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp cơ khí có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, góp phần giảm chi phí tiêu hao về nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. TSCĐ trong quá trình sử dụng luôn bị hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình. Xuất phát từ thực trạng quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị VCĐ:

- Thực hiện đổi mới, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm TSCĐ: TSCĐ của công ty trong nhiều năm qua, đặc biệt là máy móc, thiết bị đã không được thay thế, đổi mới. Điều này sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ chưa cao, giá trị gia tăng thấp, không thể cạnh tranh sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và dây chuyền sản xuất tiên tiến. Chính vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần phải thực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị cho nhà máy cơ khí, chế tạo để có thể gia công sản phẩm cơ khí, sản phẩm

đúc có chất lượng cao. Khi đã đầu tư mới vào TSCĐ, công ty cũng cần phải xác định đầu tư một cách trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với qui mô sản xuất, phù hợp với loại sản phẩm cơ khí và đúc chủ lực của công ty. Công ty cũng cần phải chú trọng đến việc nâng cao khả năng, tay nghề của người lao động khi thực hiện vận hành các máy móc, thiết bị. Khi công ty đã tiến hành đổi mới máy móc, thiết bị phù hợp sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường, tiết kiệm thi chi nguyên vật liệu, giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Tiến hành phân loại TSCĐ, theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ, thực hiện thanh lý, nhượng bán các TSCĐ đã lạc hậu, lỗi thời để nhanh chóng thu hồi vốn và đầu tư mới vào các tài sản cố định cần thiết. Thực hiện phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng nhằm nâng cao tính trách nhiệm của từng đơn vị để TSCĐ được sử dụng tốt hơn.

- Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị để khôi phục, duy trì năng lực hoạt động ban đầu cho TSCĐ. Do trong quá trình sử dụng, TSCĐ sẽ bị hao mòn và hư hỏng, suy giảm cả về giá trị và giá trị sử dụng.

- Triệt để sử dụng kho bãi, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải hiện có cho những mục đích khác nhau như cho thuê, liên kết mở rộng ngành nghề để có thể tăng thêm nguồn thu cho công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w