- Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh: Cần phải bố trí cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động một cách hợp lý, cân đối giữa hai loại vốn này, tránh để
c Tình hình quản trị hàng tồn kho
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 1 Bối cảnh kinh tế xã hộ
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Năm 2013 kinh tế thế giới bắt đầu bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài từ năm 2008. Nền kinh tế của các nước chịu hậu quả lớn của cuộc cuộc khủng hoảng như Mỹ, châu Âu đã bắt đầu có những bước khởi sắc đáng kể sau cuộc khủng hoảng. Các nền kinh tế mới nổi thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thị trường trầm lắng, thiếu vốn cho sản xuất, sức mua của người dân giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 cũng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khả quan nhưng sự hồi phục được xem là rất chậm. Nền kinh tế nước ta vẫn ở mức trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Những thách thức lớn mà nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt như: đề án tái cơ cấu vẫn còn đang dang dở, nợ xấu và việc giải quyết mua bán nợ xấu, nghẽn mạch tín dụng và dòng vốn không được hấp thụ một cách có hiệu quả.
Mặc dù năm 2013 là năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 2008 nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Lạm phát đã được kiểm soát, tốc độ CPI của năm 2013 ước đạt 7%, thấp hơn chỉ tiêu quốc hội đề ra là 8%. Tổng thể nền kinh tế vẫn vững từ ổn định vĩ mô, cán cân thương mại, tỷ giá, kiểm soát lạm phát, sự tăng vọt trở lại trên 60-70% của FDI, tăng trưởng
xuất khẩu và sự gia tăng về thăng hạng đầu tư. Kinh tế Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi các nguồn ODA và kiều hối vào khiến cho thị trường tài chính của Việt Nam được cải thiện tốt hơn.
Kinh tế thế giới năm 2014 được nhận định là sẽ tăng trưởng 3,5%, tốt hơn năm 2013 (2,9%) với các động lực tăng trưởng chủ yếu là kinh tế Mỹ sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2014, châu Âu thoát khỏi khủng hoảng và đang từng bước phục hồi và Nhật Bản sẽ phục hồi nhờ chính sách kích thích kinh tế quyết liệt của Chính phủ . Triển vọng tích cực của kinh tế thế giới dự kiến sẽ mang lại những kết quả thuận lợi cho kinh tế Việt Nam 2014. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong những năm qua như xuất khẩu, FDI, ODA, kiều hối dự báo sẽ tăng. Tuy nhiên, nhìn chung năm 2014 vẫn là một năm đầy khó khăn với doanh nghiệp trong nước. Lạm phát năm 2014 có thể cao hơn khi các chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sức tiêu thụ của thị trường yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, sức cạnh tranh thấp, thị trường bất động sản chưa khởi sắc sẽ khiến doanh nghiệp trong nước tiếp tục chật vật tìm chỗ đứng.
Như vậy, năm 2014 vừa là cơ hội vừa là thách thức với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cơ khí nói riêng. Các doanh nghiệp cơ khí đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: sức mua giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ tồn kho cao. Vì thế, chính phủ cần phải tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh nhằm hỗ trợ ngành cơ khí trong nước thông qua cơ chế tạo đơn đặt hàng, chỉ định thầu. Về bản thân các doanh nghiệp cơ khí cũng cần phải chủ động cơ cấu lại sản xuất, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để mở rộng thị trường và tranh thủ tiếp cận công nghệ .