Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Trang 52)

- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ

2.2.1.3. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.

( Đơn vị: Tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Chênh lêch 2011/2010 Số tiền Chênh lệch 2012/2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ tín dụng 424 1059 635 149,76 1516 457 43,15 + Ngắn hạn 146 324 178 121,92 288 -36 -11,11 + Trung dài hạn 278 735 457 164,39 1228 493 67,07

( Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 )

Biểu 2.4: Dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm 2010 - 2012.

Dựa vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy năm 2012 ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tín dụng theo hướng đã xác định từ đầu năm 2011. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn có phần giảm sút hơn so với năm 2011.

Cụ thể: đến ngày 31/12/2012 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1516 tỷ đồng, chỉ tăng 43,15% so với năm 2011. Trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng mạnh với mức 67,07% so với năm 2011, dư nơ tín dụng ngắn hạn giảm 11,11% so với năm 2011.

Tín dụng ngắn hạn đạt 288 tỷ đồng, giảm 11,11% so với năm 2011 trong khi tỷ lệ này năm 2011 tăng tới 121,92% so với năm 2010. Lý giải cho điều này chính là do ảnh hưởng tiêu cực của những biến động kinh tế trong năm vừa qua. Tình hình lạm phát cùng với xu hướng đi xuống của nền kinh tế và những biện pháp điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát đã tác động mạnh tới toàn hệ thống Ngân hàng. Có những thời điểm Ngân hàng dư thừa nguồn vốn để cho vay nhưng do lãi suất bị đẩy lên quá cao nên người dân cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Chính vì vậy mà trong

năm vừa qua chủ yếu xuất hiện động thái tích trữ, tiết kiệm trong dân chúng còn hoạt động tín dụng diễn ra ảm đạm hơn. Bước sang năm 2012 với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước và khó khăn thanh khoản là nguyên nhân đầu tiên khiến ngân hàng buộc phải thu hẹp dần tín dụng đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng buộc ngân hàng phải thận trọng hơn trong tín dụng ngắn hạn nhất là với các lĩnh vực nhạy cảm này.

Tình hình tín dụng trung & dài hạn khả quan hơn tín dụng ngắn hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng trưởng đều qua các năm từ 2010 - 2012. Cụ thể, dư nợ tín dụng trung & dài hạn năm 2011 tăng 164,39% ( tương ứng với 457 tỷ đồng ) so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ tín dụng trung & dài hạn đạt 1228 tỷ đồng, tăng trưởng 67,07% ( tương ứng với 493 tỷ đồng ) so với năm 2011. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, ngân hàng đã phải đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp cận các dự án đầu tư mới có hiệu quả, đầu tư phát triển kinh tế hộ, cho vay xây dựng nhà ở … Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, hiện nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh vì vậy họ có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng trung và dài hạn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay đã làm tăng số lượng khách hàng vay trung và dài hạn, tăng doanh số cho vay dẫn đến tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w