Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Trang 26)

- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ

1.3.2.2. Nhân tố kinh tế

Điều kiện kinh tế trong từng thời kì có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó có tín dụng trung và dài hạn. Nếu nền kinh tế ổn định thì sẽ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và vòng quay vốn cũng thuận lợi nhanh chóng và làm cho hoạt động tín dụng trở lên thuận lợi hơn. Nền kinh tế ổn định là một nền kinh tế tạo được cho mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng vì điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, gây xáo trộn kế hoạch trả nợ của đơn vị và sẽ ảnh hưởng tới quá trình thực hiện tín dụng của doanh nghiệp.

Song bên cạnh mục tiêu tăng trưởng của một quốc gia thì hệ quả của nó là lạm phát là không thể tránh khỏi, thực tế cho thấy trong những năm Việt Nam với tư cách một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

vào loại nhất nhì trong khu vực cũng như trên thế giới thì chỉ số lạm phát của Việt Nam cũng rất lớn đó là do việc phát triển kinh tế quá nhanh quá “ nóng”. Với mục tiêu tăng trưởng thì đi đôi với nó phải là một mức lạm phát vừa phải để có thể kích thích đầu tư và các nhu cầu tín dụng. Việc đáp ứng nhu cầu tín dụng sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, song việc mở rộng vượt mức giới hạn cần thiết thì sẽ có tác động ngược lại khi giá cả tăng lên, xảy ra lạm phát có thể không thể kiểm soát nổi. Lúc này không chỉ nền kinh tế bị ảnh hưởng trước mắt mà các ngân hàng còn bị thiệt hại do sự mất giá của đồng tiền so với ban đầu do lạm phát với tốc độ cao, vô hình chung đã làm cho chất lượng tín dụng bị suy giảm.

Chu kì kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng, trong thời kì kinh tế gặp khó khăn đình trệ, vệc sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì hoạt động tín dụng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vốn của doanh nghiệp bị giảm sút, hay nếu tín dụng được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng hiệu quả hoặc trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển nhu cầu tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên, rủi ro tín dụng có xu hướng giảm, thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn. Song trong trường hợp các doanh nghiệp chạy đua sản xuất kinh doanh, đầu cơ tích trữ, làm nhu cầu tín dụng tăng quá cao và quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện mà rất ít có khả năng hoàn trả khi các phương án sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dấn tới suy thoái khủng hoảng kinh tế, các khoản tín dụng đứng trước nguy có rủi ro cực kì cao.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất cho vay ngân hàng với mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng. Lãi suất cho vay thể hiện mức chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động nguồn vốn cho vay, mức độ

rủi ro bù đắp và phần lợi nhuận dự kiến đạt được của bản thân ngân hàng. Mức lợi nhuận đó bị giới hạn bởi mức lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, với mức lãi suất cao trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp vay vốn thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thấp thì các doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ, ảnh hưởng rất xấu tới việc thực hiện nghĩa vụ tín dụng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hay buộc ngân hàng phải tiến hành các biện pháp gia hạn hay điều chỉnh thời hạn trả nợ, theo đó chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w