- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ
2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền+/-Số tiền +/-
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng
Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức.Việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính cán bộ tín dụng quyết định, hoạt động kinh doanh ngân hàng là một hoạt động có nhiều khác biệt so với các hoạt động kinh doanh thông thường khác, hoạt động của nó có mối liên hệ mật thiết đối với nhiều ngành nghề lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau. Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải là một người có trình độ hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, có chuyên môn, am hiểu tâm lý khách hàng, đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp, do đối mặt với rất nhiều cám dỗ, có nhiều cơ hội có thể thực hiện những hành vi để vụ lợi cho mình nên yếu tố đạo đức cũng rất cần thiết. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn ngân hàng cần phải có chính sách nhân sự và quản lý nhân sự hợp lý, từ việc tuyển dụng cẩn trọng cho tới việc bố trí hợp lý, quan tâm giáo dục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
Thực tế hiện nay ở ngân hàng cũng như ở nhiều ngân hàng thương mại khác, cán bộ tín dụng được phân công công việc dựa trên cơ sở số khách hàng,
mức dư nợ, thu nợ và theo thành phần kinh tế. Khi đó một cán bộ tín dụng sẽ phải phụ trách nhiều mảng nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp vận tải, xây lắp, đóng tàu, thương mại, dịch vụ… Như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin nên ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản tín dụng. Một đề xuất được đưa ra đó là ngân hàng tiến hành thực hiện phân công chuyên môn tới từng cán bộ tín dụng theo từng nhóm khách hàng với từng đặc điểm riêng. Dựa trên cơ sở năng lực chuyên môn, sở trường, các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng hay nhóm cán bộ tín dụng để phân công trách nhiệm thực hiện công tác tín dụng với từng nhóm khách hàng nhất định. Thông qua đó sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể chuyên nghiệp hóa theo một đối tượng khách hàng chuyên biệt, nâng cao sự hiểu biết về khách hàng một cách sâu sắc nhất. Việc chuyên môn như vậy cũng sẽ là cơ sở giúp cho cán bộ tín dụng nắm rõ về đối tượng làm việc của mình nhờ đó từ công tác thu thập thông tin tín dụng sẽ dễ dàng nhanh chóng hơn cho tới việc hiểu được rõ tình hình đặc trưng khách hàng để có cái nhìn cụ thể chính xác hơn, đồng thời nó làm giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay, qua đó sẽ đưa được ra những quyết định tín dụng phù hợp, nâng cao được chất lượng tín dụng.
Theo kế hoạch của ngân hàng cần tổ chức các lớp tập huấn bổ sung kiến thức cho cán bộ tín dụng định kì hàng quí, năm, tạo điều kiện bằng cách bố trí thời gian công tác, chi phí học tập để cán bộ yên tâm tham gia các lớp học nâng cao trình độ. Các lớp tập huấn kiến thức chung lại Ngân hàng không nên tổ chức tại hội trường lớn như trước - nơi mà ai cũng có thể làm việc riêng của người ấy mà nên tổ chức thành các lớp nhỏ với số lượng khoảng trên dưới 10 học viên tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo theo dõi, cán bộ giảng dạy và học viên dễ dàng trao đổi trực tiếp, nâng cao rõ rệt chất lượng của khóa học. Trong công tác bồi dưỡng đào tạo phải thường xuyên trang bị các kiến thức về thị trường, pháp luật, ngoại ngữ, tin học đồng thời rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, tạo một nếp văn hóa ứng xử trong công việc. Cần chú ý kiểm tra giám sát công tác đào tạo và học tập của cán bộ tín dụng, tránh rơi vào tình trạng chung chung hình thức, tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Sau mỗi kì đào tạo tập huấn cần có sự đánh giá cụ thể từ việc kiểm tra kiến thức vừa học cho tới việc theo dõi đánh giá trong quá trình sau tập huấn thông qua hiệu quả công tác của từng cán bộ tín dụng.
Ngân hàng cần phải có chế độ khen thưởng đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng. Việc đánh giá dựa trên doanh số cho vay, dư nợ, thu hồi nợ vẫn cần được thực hiện cho từng cán bộ tín dụng, với chế độ phân chia cấp bậc lương và thưởng. Kịp thời khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng có năng lực làm lợi cho ngân hàng hàng tháng, quí, đồng thời có biện pháp thích đáng xử lý đối với cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm làm thất thoát vốn bằng cách hình thức khác nhau từ cảnh cáo, phạt lương cho tới chuyển công tác, sa thải, …