- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ
2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn
• Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ trung dài
hạn 278 100 735 100 1228 100
Doanh nghiệp nhà
nước 166,8 60 450,56 61,3 836,27 68,1 Doanh nghiệp ngoài
QD 65,05 23,4 193,3 26,3 303,32 24,7Cá nhân, hộ gia đình 46,15 16,6 91,14 12,4 88,41 7,2 Cá nhân, hộ gia đình 46,15 16,6 91,14 12,4 88,41 7,2
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHTMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên năm 2010-2012)
Với đặc thù tiền thân là một ngân hàng nhà nước với mục tiêu phục vụ cho nhu cầu phát triển các hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế, với các khách hàng chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên vẫn tiếp tục xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy ngân hàng đã đi đúng theo xu hướng này, nhìn vào bảng số liệu và biểu trên đã cho thấy rõ điều đó, đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước luôn luôn chiếm một tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Ngân hàng đã và đang góp một phần công sức đáng kể trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong quá trình hội nhập quốc tế, xứng đáng với vai trò thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo ngành kinh tế
( Đơn vị : tỷ đồng )
CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số dư Tỷ trọng ( % ) Số dư Tỷ trọng ( % ) Số dư Tỷ trọng ( % ) Dư nợ trung dài
hạn. 278 100 735 100 1228 100 1. Nông, lâm nghiệp 42,3 15,2 158 21,5 248,25 20,2 2. Thương mại, dịch vụ 109,1 39,3 265,1 36,1 400,2 32,6 3. Sản xuất chế biến 32,6 11,7 53,6 7,3 90,9 7,4 4. Công nghiệp, xây dựng 79 28,4 193,3 26,3 333 27,1 5. Vận tải, thông tin liên lạc. 12,5 4,5 55,85 7,6 145,8 11,9 6. Các ngành khác. 2.5 0,9 8,9 1,2 9.85 0,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng các năm 2010, 2011, 2012 )
Cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn cho vay đối với các ngành kinh tế trong những năm gần đây của ngân hàng gần như không có sự thay đổi nhiều, bao gồm các ngành: nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại và các ngành khác.
Theo đúng tính chất là ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng tập trung cấp tín dụng chủ yếu là hai ngành công nghiệp và thương mại, hai ngành này chiếm tỷ trọng tín dụng khá cao trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn, cụ thể với ngành thương mại dịch vụ qua các năm tỷ trọng luôn chiếm trên 32%,
ngành công nghiệp xây dựng luôn chiếm trên 26%, trong khi các ngành khác đều có tỷ trọng thấp hơn hẳn thấp hơn 20%. Đây được coi là định hướng ngay từ ban đầu không chỉ của ngân hàng mà của toàn hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân loại theo ngành kinh tế của ngân hàng năm 2010
( Đơn vị: % )
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân loại theo ngành kinh tế của ngân hàng năm 2011
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân loại theo ngành kinh tế của ngân hàng năm 2012
( Đơn vị: % )
Ngân hàng theo sự chỉ đạo chung tích cực tham gia phục vụ nguồn vốn cho nhu cầu phát triển các ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn, và của các tập đoàn tổng công ty nhà nước lớn ( chủ yếu theo hình thức cho vay hợp vốn ), nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trong điều kiện nước ta vẫn là một
quốc gia đang phát triển nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới là còn rất lớn đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và liên tục, trong khi các ngành nghề thương mại dịch vụ thì luôn nằm trong định hướng phát triển trong cơ cấu kinh tế của Đảng và chính phủ. Chính vì vậy, tỷ trọng của hai ngành này trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng đã phản ánh được chính sách tín dụng của chi nhánh cũng như của toàn ngân hàng công thương nói chung theo định hướng chung về chính sách kinh tế của nhà nước. Song có thể thấy một xu hướng là tỷ trọng của hai ngành này cũng đang có sự thay đổi theo chiều giảm dần trong các năm qua, đây có thể hiểu là sự thay đổi dần trong cách điều hành kinh doanh của chi nhánh khi mở rộng dần sang các ngành nghề kinh doanh khác để tích cực phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các ngành kinh tế khác giảm được rủi ro kinh doanh khi chỉ tập trung vào một số ngành nhất định.
Góp phần làm giảm dần tỷ trọng của hai ngành thương mại và công nghiệp là sự gia tăng dần của hai ngành là nông nghiệp và vận tải thông tin liên lạc, cụ thể với ngành nông nghiệp trong các năm tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng cao ( năm 2010 là 15,2%; năm 2011 là 21,5%; và sang năm 2012 là 20,2%), còn với ngành vận tải thông tin liên lạc cũng với mức tăng về tỷ trọng cũng khá nhanh là 4,5% năm 2010; 7,6% năm 2011 và 11,9% năm 2012. Đó là theo hướng chỉ đạo chung của chính phủ trong giai đoạn 2011- 2012 tập trung các nhóm giải pháp nhằm khôi phục kinh tế, chống lại các tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu bằng việc tập trung phát triển các ngành như xây dựng, các ngành sản xuất trực tiếp, nhất là ngành nông lâm ngư nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Riêng đối với nhóm ngành vận tải thông tin liên lạc trong thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong xu
hướng chung của nền kinh tế đất nước mở rộng hơn nữa cơ sở hạ tầng thiết bị nhất là hệ thông tin liên lạc, đổi mới trang thiết bị lạc hậu.
Với ngành sản xuất chế biến thì đánh dấu sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay, đó là do những diễn biến bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này. Các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng giá cao, thị trường của nhóm ngành này bị bó hẹp, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, chính vì vậy nên ngân hàng đã quyết định giảm dần tỷ trọng cho vay, nhất là cho vay trung và dài hạn đối với đối tượng này.