- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ
2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền+/-Số tiền +/-
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
• Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng
Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các ngân hàng thương mại là sự thiếu thông tin cần thiết, chính xác từ phía khách hàng, từ thị trường và dự án. Vì vậy, muốn hoạt động của các ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng thì ngân hàng nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tín tín dụng, lập
một trung tâm lưu trữ thông tin có thể cung cấp những thông số chính xác nhất, mới nhất về các doanh nghiệp, các biến động trên thị trường, các thông tin có liên quan đến dự án …
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước ra đời đã giúp các ngân hàng an toàn, tránh được rủi ro cho vay tín dụng, đồng thời còn giúp cho các ngân hàng có cơ sở tìm hiểu và nắm bắt được tình trạng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, CIC còn có hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng khách hàng với con số 7.000 - 8.000 khách hàng mỗi năm. Điều này không chỉ tạo cơ sở cho ngân hàng phân biệt được “chất lượng” kinh doanh của các doanh nghiệp mà những doanh nghiệp trong diện được đánh giá chất lượng tín dụng tốt còn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn với ngân hàng nhanh hơn; tiết kiệm được chi phí thời gian, công sức, tiền của cho ngân hàng và khách hàng trước mỗi hợp đồng làm ăn, ngoài ra trung tâm CIC còn cung cấp dịch vụ CIB với chức năng cảnh báo tín dụng, chuyên cung cấp thông tin về nợ xấu của các tổ chức tín dụng, cũng như khách hàng vay của tổ chức tín dụng, và các thông tin khác có liên quan đến tiền tệ - tín dụng - ngân hàng với mục đích ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng nói riêng và cả hệ thông ngân hàng nói chung.
• Hoàn thiện các quy định, quy chế và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng
Ngân hàng nhà nước cần xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động tín dụng một cách hệ thống, theo sát tình hình biến động thực tế, tránh chồng chéo, dễ thực hiện thi hành trong thực tế tạo thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Thực hiện theo nghị quyết 11 của chính phủ đưa ra các biện pháp tích cực kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình lãi suất, tỷ giá ngoại tệ tránh làm tăng thêm bất lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với vai trò là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát đối với hệ thống tiền tệ, ngân hàng Việt Nam, ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại sớm phát hiện và tìm ra các vướng mắc, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hiệu quả giữa các tổ chức tín dụng, … tiếp thu các kiến nghị của ngân hàng, tăng quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng. Trong quá trình lý luận và thực tiễn cho thấy rằng kinh tế thị trường có mục tiêu chính là lợi nhuận, tất yếu có “bàn tay vô hình” điều tiết thị trường thông qua các quy luật khách quan, như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, thông qua cạnh tranh tự do và có tính chất tự điều chỉnh.
Sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, được thực hiện chủ yếu là tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể trên thị trường hoạt động, thông qua pháp luật, thể chế, trên cơ sở vận dụng quy luật của kinh tế thị trường, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong cạnh tranh; khi thật cần thiết và trong một số lĩnh vực, nhất là tình thế, thì dùng bàn tay hữu hình can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Trong điều kiện bất ổn từ bên ngoài, giá cả thế giới leo thang, cộng hưởng với thiên tai, dịch bệnh và một số yếu kém trong nước thì việc kết hợp chặt chẽ giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình” lại càng cần thiết.Trong quá trình phát triển của ngành ngân hàng cũng không nằm quy luật trên, với sự quản lý của nhà nước mà cụ thể ở đây là ngân hàng nhà nước cần hướng tới việc quản lý theo tính định hướng phát triển giảm dần việc điều hành theo kiểu mệnh lệnh hành chính,đưa ra các qui định cụ thể, cứng nhắc, chi tiết liên quan tới những vấn đề có tính đặc thù của
từng ngân hàng. Việc đảm bảo vai trò quản lý ở tầm vĩ mô là hoàn toàn hợp lý và cần thiết song nếu ở một mức độ nhất định thì cần tạo ra sự điều hành tự chủ cho các ngân hàng thương mại để cho hệ thống ngân hàng có sự tự điều chỉnh thích ứng với sự phát triển chung của ngành và của nền kinh tế theo hướng tự hành của thị trường với sự điều tiết ở tầm vĩ mô của cơ quan chính phủ.
Hiện nay, xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của Ngân hàng. Trong công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng nhà nước đã quyết định 493 và quyết định 18 đang được áp dụng, theo đó thì ngân hàng có thể chọn phân loại nợ theo hai cách: cách thứ nhất, áp dụng theo điều 6 quyết định 493, được hầu hết các ngân hàng áp dụng: phân loại nợ dựa vào thời gian quá hạn và số lần cơ cấu khoản nợ, từ đó chia thành năm nhóm, từ mức đủ tiêu chuẩn cho tới mức nợ có khả năng mất vốn. Thí dụ, nợ quá hạn dưới 90 ngày thì đưa vào nợ cần chú ý, nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày đưa vào nhóm nợ nghi ngờ. Cách phân loại như vậy, theo các chuyên gia tài chính và kiểm toán, khi đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế, không phản ánh đầy đủ khả năng thu hồi vốn; cách thứ hai, theo điều 7 quyết định 493, khi phân loại nợ, ngân hàng phải xây dựng được hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp nội bộ. Với cách xếp hạng này, ngân hàng sẽ chủ động đánh giá được doanh nghiệp trước khi cho vay. Chẳng hạn, nếu đối tượng doanh nghiệp được cho vay là thuộc nhóm có rủi ro cao, thì khoản cho vay đối tượng này cũng phải được xếp vào loại nợ có rủi ro cao, chứ không chờ đến khi rủi ro xảy ra.
Sau một thời gian thực hiện, đa số các ngân hàng đều thực hiện theo cách thứ nhất, các ngân hàng đều lo ngại khi thực hiện phân loại theo cách thứ hai thì
sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Mà khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Song xét về dài hạn đây là một biện pháp tổng thể có hiệu quả cao trong công tác quản lý chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của ngân hàng nhà nước. Do không có quy định, hướng dẫn thống nhất của ngân hàng Nhà nước về cách xếp hạng tín dụng nội bộ, các ngân hàng đã tự xây dựng hệ thống này theo cách riêng tạo nên sự không thống nhất trong công tác quản lý chất lượng tín dụng. Điều này tạo sự không thống nhất trong việc quản lý chất lượng tín dụng giữa các ngân hàng, khiến ngân hàng Nhà nước khó khăn trong quản lý. Với những hạn chế thấy rõ như vậy, việc ban hành văn bản qui định hướng dẫn xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ đồng nhất là rất quan trọng.