- Do ngân hàng tập trung cấp tín dụng một hay một nhóm khách hàng cùng ngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớ
2.2.1.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn
Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng năm 2011 tăng 577,5 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 153,39%, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn chỉ tăng 45 tỷ đồng tương ứng với 21,13%. Tín dụng trung và dài hạn tăng cao hơn ngắn hạn, nguyên nhân chính ở đây là do ảnh hưởng của xu hướng biến động kinh tế vĩ mô: nhu cầu vốn đầu tư chiều sâu, chủ động theo hướng dài hạn, đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh tăng cao.
( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Chênh lệch2012/2011 +/- % +/- % Doanh số cho vay 376,5 954 577,5 153,39 1512 558 58,49 - Ngắn hạn 213 258 45 21,13 487,5 229,5 88,95 - Trung & dài hạn 163,5 696 532,5 325,69 1024,5 328,5 47,2
( Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 ).
Tuy nhiên sang năm 2012, doanh số cho vay chỉ tăng 58.49% so với năm 2011 trong đó cho vay ngắn hạn tăng 88,95% (tương ứng với 229,5 tỷ đồng) còn cho vay trung và dài hạn chỉ tăng 47,27% (tương ứng với 328,5 tỷ đồng), tuy có sự suy giảm hơn so với năm 2011 song đó cũng là mức tăng cho vay cao trong hệ thống ngân hàng. Có thể thấy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm đi so với mức tăng tỷ trọng của cho vay ngắn hạn đó là do ngân hàng thực hiện biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc cho vay của ngân hàng cũng giảm sút, ngân hàng chuyển hướng phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, ngắn hạn phát triển dịch vụ cá nhân, đảm bảo hoạt động, doanh thu cho ngân hàng, nhất là nửa cuối năm 2012.