Các phương châm hội thoạ

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Học kì I (Trang 28)

(tiếp) A. Mục tiêu cần đạt :Giúp H

- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

- Vận dụng linh hoạt các phương châm hội thoại trong các tình huống giao tiwwps cụ thể B. Chuẩn bị : - G : soạn giáo án ,bảng phụ - H : đọc bài trước ở nhà C. Lên lớp: - Ổn định trật tự - Kiểm tra bài cũ:

1. Kể tên các phương châm hội thoại đã học

2. Viết một đoạn hội thoại có sử dụng phương châm lịch sự - Bài mới:

Trong cuộc sống để giao tiếp,người nói cần nắm vững các phương châm hội thoại( p.châm : chất, lượng ,quan hệ ,cách thức,lịch sự) Song, không chỉ có vậy để cho giao tiếp thực sự thành công,người nói cần phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp để vận dụng các phương châm hội thoại cho phù hợp.Vậy vận dụng các p.c hội thoại ấy như thế nào?

H đọc truyện cười ( Chú ý nhân vật chính trong truyện)

? Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng p.c lịch sự không? Tại sao?

? Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc ,đúng chỗ không.Vì sao?

( Trong tình huống khác có thể coi đó là lịch sự ,quan tâm đến người khác nhưng trong tình huống này, người được hỏi phải từ trên cây cao xuống trong lúc đang tập trung làm việc thì đó lại là sự phiền hà, không nên làm) ? Việc vận dụng p.c hội thoại cần chú ý điều gì? ( Vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong tình huống khác)

Treo bảng phụ VD 1 ( Chọn lọc VD:

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

1. Ví dụ : Truyện cười ‘’Chào hỏi’’ ( SGK - 36)

NX: Câu : “Bác...? ” là lịch sự nhưng không phù hợp với hoàn cảnh vì gây phiền hà cho người khác

Cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp

2. Ghi nhớ: SGK - tr 36

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

1. Xét VD:

8,9,21,22 - SGK)

? Em hãy cho biết các p.c hội thoại đã học?

? Trong các ví dụ trên bảng,tình huống nào p.c hội thoại không được tuân thủ?( H thảo luận)

? Theo em ,vì sao người nói lại vi phạm các phương châm này trong giao tiếp

? Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không? Trong tình huống này ,p.c hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao Ba không tuân thủ p.c hội thoại ấy?

? Khi bác sĩ khám bệnh cho 1 người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối .Thông thường ,bác sĩ có nói thật chi người bệnh biết không? Vì sao bác sĩ làm như vậy ? Như vậy bác sĩ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Song sự vi phạm này có đáng trách không? Vì sao?

Lấy 1 ví dụ tương tự

? Khi nói ‘’ tiền bạc ..’’thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Theo em nên hiểu ý nghĩa câu này ntn?

? Lấy ví dụ tương tự ?

( “Chiến tranh là chiến tranh’’, ‘’Cóc nhái vẫn là cóc nhái’’)

? Vậy trong thực tế việc không tuân thủ các p.c hội thoại có thể là do những nguyên nhân nào?

2 H đọc

H Đ 3: Luyện tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H đọc yêu cầu của truyện

? Câu trả lời của ông bố đã không tuân

Đều không tuân thủ các phương châm hội thoại đã học ( trừ tình huống trong p.c lịch sự) Vì: Vô ý ,vụng về ,thiếu văn hóa giao tiếp

- VD2: Câu trả lời của Ba:

+ Không đáp ứng được yêu cầu của Ba + Vi phạm phương châm về lượng ( không cung cấp đủ thông tin)

+ Vì: không biết máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào nên trả lời chung chung

Để tuân thủ phương châm về chất

( Vi phạm phương châm về lượng nhưng để ưu tiên cho phương châm về chất) - VD 3:

+ Bác sĩ không nói thật về tình trạng bệnh cho bệnh nhân

+ Vì : đó là việc làm nhân đạo ,cần thiết giúp bệnh nhân lạc quan hơn ,có nghị lực hơn

+ Vi phạm phương châm về chất ( Nói không đúng sự thật )

Vi phạm phương châm về chất để ưu

tiên cho yêu cầu khác quan trọng hơn - VD4: ‘’Tiền bạc chỉ là tiền bạc”

+ Nghĩa tường minh: Vi phạm phương châm về lượng

+Nghĩa hàm ẩn : vẫn tuân thủ

+ Vì tiền bạc chỉ là phương tiện để sống,chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người Răn dạy : không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn ,thiêng liêng hơn trong cuộc sống

Vi phạm p/c về lượng để gây chú ý : cần hiểu theo hàm ý

2. Ghi nhớ: SGK - Tr 37 III. Luyện tập

Bài 1

- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.

thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để thấy rõ lỗi vi phạm ấy?

? Thái độ và lời nói của Chân, Tay ,Tai ,Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp

? Việc không tuân thủ ấy có lý do chính đáng không ? Vì sao?

? Vậy ,em đã được học những phương châm hội thoại nào? Các phương châm hội thoại là bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.Đúng hay sai ( sai)

H Đ 4 : HDVN - Học làm bài tập 2 - Chuẩn bị bài mới

- Một đứa bé 5 tuổi không biết chữ thì không thể nhận biết được ‘’Tuyển tập ...’’để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ ( mơ hồ)

Tuy nhiên với người đã đi học thì đây là câu trả lời đúng

Bài tập 2

- Không tuân thủ phương châm lịch sự - Việc không tuân thủ ấy là không thích nghi với tình huống giao tiếp.

Vì : thông thường đến nhà ai , trước tiên ta phải chào hỏi chủ nhà,sau đó mới đề cập tới chuyện khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-> không có lý do chính đáng

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 14 + 15 Tập làm văn Viết bài Tập làm văn số 1 A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp H viết được bài thuyết minh theo yêu cầu,có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí và có hiệu quả.

- Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản,kiểu bài văn thuyết minh. B. Chuẩn bị

- G ra đề kiểm tra,đáp án

- H: ôn lại kiến thức các bài học về lý thuyết C. Lên lớp

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra phần chuẩn bị của H - Đọc đề bài:

Thuyết minh về một loài cây hoặc con vật gần gũi với em I. Yêu cầu

-Vận dụng kiểu bài văn thuyết minh - Đối tượng : Loài cây ,con vật

- Có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh - Sử dụng các phương pháp thuyết minh thích hợp - Bố cục cân đối , hợp li.

II. Đáp án , biểu điểm: 1. Mở bài ( 1,5 điểm)

Giới thiệu loài vật ( loài cây) - ý nghĩa khái quát. ( Sử dụng tục ngữ,ca dao để giới thiệu )

2. Thân bài ( 7 điểm)

- Định nghĩa ,nguồn gốc của loài cây ( con vật ) - Đặc điểm hình dáng ,sinh trưởng ,tập tính ...

- Chủng loại ,đặc điểm riêng của loài cây ( con vật ) - Cách chăm sóc

- Thái độ của con người với loài cây ( con vật ) 3. Kết bài ( 1,5 điểm)

Loài cây ,con vật trong tình cảm của em * Chú ý

- Bài viết bố cục rõ ràng ,chặt chẽ

- Dùng từ chính xác,dễ hiểu, đặt câu đúng ngữ pháp. - Bài viết mang đặc điểm của bài văn thuyết minh. 4. Thang điểm:

- Bố cục rõ,đúng bài.Ý đủ ,sâu .Câu văn gọn ,rõ ,mềm mại .Biết vận dụng các BPNT,yếu tố miêu tả 1 cách hợp lí.Chữ sạch đẹp : 9 - 10 điểm

- Bố cục rõ,đúng kiểu bài.Đủ ý song chưa thật sâu .Biết vận dụng các BPNT ,yếu tố miêu tả thích hợp đôi câu còn sai : 7 - 8 điểm

- Bố cục đủ 3 phần ,đúng kiểu bài.Đôi ý còn thiếu hoặc sơ sài ,còn mắc 1 số lỗi chính tả : 5 - 6 điểm

- Bố cục đủ 3 phần ,đúng kiểu bài.Đôi ý còn thiếu hoặc sơ sài câu và lỗi chính tả sai nhiều : 3 - 4 điểm

- Chưa làm đúng yêu cầu của kiểu bài TM.Câu sai nhiều,chữ xấu ,bẩn,mắc lỗi nghiêm trọng : 0 - 1- 2 điểm.

III. Thu bài ,nhận xét bài kiểm tra

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học bài : “Tuyên bố thế giới...”

- Soạn bài : “Chuyện người con gái Nam Xương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 16 + 17 Văn bản

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Học kì I (Trang 28)