0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Quang Dũng: (2,00 điểm)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12_HK1_CHUẨN KTKN (Trang 37 -37 )

Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”: (3,00 điểm)

Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”

Câu 2 (5,00 điểm)

Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:

- Tố Hữu (1920 - 2002), quê ở Thừa Thiên- Huế. Sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất rất thơ mộng, trữ tình và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian. (1,00 điểm)

- Từ 1932 - 1942, ông sớm giác ngộ cách mạng (được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương) và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. (1,00 điểm)

- Từ 1945 - 1986, đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm nhiều tập thơ như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, … (2,00 điểm)

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật. (1,00 điểm) Tuần 10

Tiết 28, 29

ĐẤT NƯỚC- Nguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

I. Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước (đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ) và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.

Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 69).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

Nêu cách hiểu của em về tính dân tộc đậm đà và lời nhắn nhủ của nhà thơ trong đoạn trích? (Sử dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, linh hoạt; Tổ chức bài thơ theo lối đối đáp giữa hai nhân vật mình- ta trong cuộc chia tay; Vận

dụng ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Giọng thơ ngọt ngào, thiết tha sâu lắng như ru vỗ con người vào nhịp nhớ đều đặn của những kỉ niệm; đắng cay, gian khổ chỉ còn là một thời ngậm ngùi gợi nhớ. Đồng thời, cũng có chất hùng tráng, cảm hứng sử thi với kí ức đầy sôi nổi về bao ngày tháng chung sức chung lòng mở đường ra mặt trận => Một phát hiện về khả năng biểu hiện tiềm tàng của thể lục bát xưa nay thường chỉ thiên về âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết. Lời nhắn nhủ: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Mỗi khi dân tộc đứng trước hiểm họa ngoại xâm thì cảm hứng về đất nước sẽ là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học. Nó làm điểm tựa cho câu văn, lời thơ trở nên hùng tráng, thiết tha bay lên cổ vũ nhân dân đánh giặc cứu nước. Đất nước của Nguyễn Đình Thi thiên về khái quát hiện tại. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm tìm về truyền thống để thấy rõ bản chất con người và dân tộc Việt Nam. Đất nước là tình yêu của mỗi người. Nhân dân là sức sống muôn đời.

- Trong những thông tin mà SGK cung cấp về tác giả, em thấy cần phải chú ý những kiến thức cơ bản nào? (Xuất thân, sau khi tốt nghiệp ĐHSP, sau 1975, sau Đại hội X, tác phẩm chính?)

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm và văn bản trích? (SGK, tr 118. Gv thuật lại lời kể của tác giả về hoàn cảnh ra đời tác phẩm (trích Tác giả

nói về tác phẩm- Nguyễn Quang Thiều (chủ biên))để Hs hiểu rõ hơn về

đoạn trích đồng thời tạo tâm thế tiếp nhận và định hướng tiếp nhận cho Hs, PTL, tr 126-127)

- Hs đọc phần 1 của đoạn trích.

- Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả? (P1:Tác giả tự đặt ra và trả lời hai câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ?- 9 câu đầu Đất Nước là gì? – đoạn còn lại của P1. P2: Từ những tiền đề ở P1, tác giả tiếp tục suy nghĩ: Vậy, ai đã làm nên Đất Nước- Đất Nước này do ai làm nên?)

- So với các nhà thơ (Quê hương Việt nam, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này

chăng?) viết cùng đề tài, những cảm nhận mở đầu về đất nước của NKĐ

có gì khác? (Những cảm nhận mới mẻ của NKĐ về đất nước: Là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hằng ngày của mỗi người Việt Nam chúng ta: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng, bới tóc của mẹ, gừng cay, muối măn, cái kèo, cái cột, hạt gạo,… Nhắc đến ĐN, nhà thơ nói đến gia đình: bà, mẹ, cha mẹ; nói đến dân mình trong các quan hệ làng xã , cộng đồng, … Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, lối trò chuyện thân mật, tự nhiên.)

- Đọc những câu thơ mở đầu của NKĐ về ĐN, em thấy hiện lên những

I. Tìm hiểu chung1. Tác giả 1. Tác giả

- Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên- Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.

- Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam tích cực hoạt động cách mạng và làm thơ. Sau 1975, ông trở về quê tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ. Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiệp tục làm thơ.

- Ông thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

- Năm 2000, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Trường ca Mặt đường khát

vọng được tác giả hoàn thành ở

chiến khu Trị- Thiên tháng 12- 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam

nét văn hóa, những tác phẩm văn học dân gian nào quen thuộc? Nhận xét về cách sử dụng những chất liệu ấy của tác giả? (Đó là tục ăn trầu, là miếng trầu giao duyên, miếng trầu nên nghĩa nên tình đã thành một nét đẹp trong văn hóa Việt; là cách búi tóc thành cuộc sau gáy quen thuộc của người phụ nữ VN; là cách đặt tên con cái từ những vật dụng hằng ngày, … Đó còn là kho tàng truyện cổ tích của người Việt mà mỗi khi bốn tiếng

ngày xửa ngày xưa cất lên ai cũng nhớ; là cổ tích Trầu cau thấm đượm

tình anh em, tình vợ chồng, là câu thành ngữ đã thành câu nói cửa miệng của dân gian Miếng trầu là đầu câu chuyện; là truyền thuyết Thánh

Gióng đánh giặc ngoại xâm; là tình nghĩa vợ chồng trọn nghĩa vẹn tình

trong ca dao Tay bưng chén muối đĩa gừng- Gừng cay muối mặn xin

đừng quên nhau, … NKĐ không chỉ ra một bài nào cụ thể cũng như

không trích nguyên văn một câu nào trọn vẹn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài từ ngữ và hình ảnh tiêu biểu. Nhưng cũng đủ để nhà thơ thể hiện một ĐN dung dị, gần gũi, đời thường vừa gợi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc với những nét rất đặc thù, rất đáng tự hào. => Vốn sống, vốn văn hóa, văn học dân gian và những cảm nhận phong phú về ĐN của NKĐ. )

- NKĐ đã nói tới các phương diện địa lí, lịch sử của ĐN có gì khác lạ, độc đáo mà vẫn nhất quán với đoạn thơ trước đó? (Về không gia địa lí: là những không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người- nơi anh đến

trường, nơi em tắm ; không gian riêng tư, thầm kín nhất của tình yêu đôi

lứa- nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn…; không gian sinh tồn hết sức đời thường của nhân dân qua bao thế hệ- Những ai đã khuất…người

đi trước để lại => Nghiêng nhiều hơn về các không gian riêng tư, không

gian đời thường, rất đỗi bình dị, nhỏ bé quanh mình. Cách nhìn gần gũi, thân quen, không tạo ra khoảng cách như cách nhìn ở tầm vóc lớn lao kì vĩ,…của chúng ta lâu nay. Về thời gian lịch sử: suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ- thiêng liêng, hào hùng đến hiện tại- giản dị, gần gũi và tương lai- triển vọng sáng tươi => Cảm xúc thành kính, không cao giọng; giọng thơ tạm sự, tâm tình của anh- em đã thâu nạp những chi tiết rất đỗi đời thường- những chi tiết mà lẽ thường khó có thể thành thơ Lạc Long

Quân … sinh con đẻ cái …Với cảm nhận như vậy về ĐN, không có gì

khó hiểu khi NKĐ nhìn thấy một phần ĐN trong mỗi chúng ta hiện tại. ĐN tồn tại , kết tinh, hóa thân ngay trong cuộc sống của mỗi con người.) - Từ những cảm nghĩ riêng về ĐN, tác giả đã đi đến những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân như thế nào? (Em ơi em … muôn đời: một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về ĐN: ĐN là máu

xương của mình. ĐN là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình,

là mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha, là của dân tộc ngàn đời. Gắn

bó, san sẻ, hóa thân là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức , là

nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. Phải biết… Phải biết thì mới có thể Làm

nên… muôn đời. Điệp ngữ như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho

giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. (Có sống cùng đồng bào dân tộc trong những ngày kháng chiến gian lao mới hiểu hết hai câu: Ta đi ta nhớ…

đắng cay ngọt bùi. Việt Bắc) Có biết trường ca Mặt đường khát vọng ra

đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mĩ thì mới cảm nhận được các từ ngữ gắn bó, san sẻ, hóa thân là tiếng nói tâm huyết mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin

của ngôn từ như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói. Em ơi… của mình…- một tứ thơ rất đẹp. Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ!Lúc

hòa bình phải biết đem trí lực để xây dựng ĐN, làm nên…muôn đời, ĐN to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Lúc có chiến tranh thì phải đem xương máu

về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

3. Bố cục của đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu cho đến Làm

nên Đất Nước muôn đời …):

Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.

- Phần 2 (còn lại): Tư tưởng

Đất Nước của Nhân dân được

thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12_HK1_CHUẨN KTKN (Trang 37 -37 )

×