Bài tập 1
a)
- Phụ chú ngữ , đặt sau từ ngữ cần chú thích. - Dấu ngoặc đơn.
- Bổ sung thông tin cho khoảnh khắc đặt bàn tay lên ngực hắn.
b)
- Đi sau và ghi chú thêm thông tin cho từ cô độc. - Dấu phẩy.
- Ghi chú thêm thông tin đánh giá về sự cô độc so với đói rét và ốm đau.
c)
- Thành phần phụ chú để ghi chú thêm nhận xét và cảm xúc của tác giả. - Dấu ngoặc đơn.
- Bộc lộ một cách thầm lặng nhận xét và xúc cảm của tác giả trước các sự việc, hiện tượng mà cô gái đã làm.
d)
- Đặt sau từ chúng tôi để xác định tư cách pháp nhân chính đáng của những người tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Hai dấu phẩy.
- Khẳng định vị thế (tư cách pháp nhân) của những người tuyên bố.
Bài tập 2
(SGV, tr 146)
1.Củng cố
Tác dụng của mỗi phép tu từ? (Lặp cú pháp: tạo nhịp điệu dồn dập, gấp gáp, gợi sắc thái nhanh, mạnh, phong phú, bề bộn,… Liệt kê: trình bày sự việc, hiện tượng; nhấn mạnh, thể hiện sự đa dạng, phong phú của hiện tượng, cảm xúc, … Chêm xen: cách diễn đạt sinh động, bổ sung được nhiều nội dung, ý nghĩa và cảm xúc. V.v…) Mỗi phép tu từ cú pháp luôn có tác dụng về biểu cảm hoặc tạo hình. Vì thế sự phân tích luôn cần đặt trong cả đoạn văn hay văn bản để nhận ra cảm xúc chung hay tính thống nhất của hình tượng nghệ thuật.
2. Hướng dẫn
- Tìm thêm ngữ liệu về các phép tu từ cú pháp trong các văn bản văn học SGK Ngữ văn 12. Bài tập 3 (về nhà làm).
- SGK, tr 154, câu 1, bài luyện tập SGK, tr 156-157 Tuần 13
Tiết 37, 38
SÓNG - Xuân Quỳnh I. Mục tiêu cần đạt
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ. Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 71).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…