0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đường cách mạng, đường thơ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12_HK1_CHUẨN KTKN (Trang 27 -27 )

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng của ông. Nhìn vào các chặng đường thơ của Tố Hữu, ta có thể thấy hiện lại cả con đường cách mạng mà dân tộc đã đi qua.

- Tập thơ Từ ấy (1937-1946) với ba phần Máu lửa, Xiềng

xích, Giải phóng ghi lại chặng đường đấu tranh đầy gian khổ

mà anh dũng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Nó cũng toát lên tinh thần bất khuất và cả niềm vui lớn lao khi cách mạng thành công, đất nước độc lập.

- Tập thơ Việt Bắc (1946-1954) đánh dấu bước trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu. Tác giả thể hiện được vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến tranh giữ nước gay go, khốc liệt. Giàu cảm hứng yêu nước, đậm chất sử thi, tập thơ này trở thành bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Tập thơ Gió lộng (1955-1961) hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn: niềm vui, niềm tin tưởng vào cuộc sống mới sau hòa bình và quyết tâm thống nhất đất nước. Tập thơ cũng thể hiện niềm tự hào về quá khứ và tình cảm sâu nặng dành cho

thơ kế tiếp?)

- Nêu vắn tắt những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu?(Phong cách thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. Nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.)

- Về nội dung, tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị rất sâu sắc? (Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ TH hướng tới cái ta chung; trong việc miêu tả

đời sống, thơ TH mang đậm tính sử thi;

những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình.)

- Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?(Trong nghệ thuật biểu hiện, thơ TH mang phong cách dân tộc- bản sắc riêng biệt, độc đáo của dân tộc- rất đậm đà:thể thơ: lục bát, thất ngôn; ngôn ngữ thơ: dùng từ ngữ và cách nói dân gicn, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.)

- Tìm hiểu vài nét về tiểu sử, đường cách mạng, đường thơ và đặc biệt là phong cách thơ Tố Hữu, em có thể kết luận gì về nhà thơ?(Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo của thơ ca. Qua phong cách thơ Tố Hữu, có thể thấy một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng, một nền thơ luôn coi vận mệnh của dân tộc là lẽ sống lớn nhất.) - Hs có thể chọn những bài như: Khi con tu hú, Việt Bắc, Lượm, Quê mẹ, Bác ơi!, Từ ấy, Nhớ đồng hoặc bài khác của nhà thơ mà học sinh sưu tầm được, đọc những câu thơ mà bản thân yêu thích nhất, sau đó phân tích (theo hướng gợi dẫn đã học).

miền Nam ruột thịt.

- Hai tập thơ Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là khúc ca cổ vũ tinh thần chiến đấu ở cả hai miền Nam- Bắc, là tiếng nói bày tỏ niềm biết ơn với Đảng và Bác Hồ.

- Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) có nhiều thay đổi trong cảm hứng và bút pháp. Song ta vẫn cảm nhận được tình thủy chung sâu nặng của hồn thơ Tố Hữu với Đảng và Cách mạng.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12_HK1_CHUẨN KTKN (Trang 27 -27 )

×