1. Hình tượng sông Đà
Hiện lên trên trang văn NT như một nhân vật có hai tính cách trái ngược:
- Hung bạo, dữ dằn: cảnh đá dựng vách thành, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô
đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan
chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò; … - Trữ tình, thơ mộng: dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống; …
Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
- Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc (sóng, nước, đá, gió, …). Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy
bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá
chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa, …) thuần phục dòng sông. Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
- Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước. Hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, khọng thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời mà là những người lao động bình thường- chất vàng
mười của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu
quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
3. Nghệ thuật
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình, …
- Từ những nội dung vừa tìm hiểu, em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm? (PTL tr 197)
- Hs đọc Ghi nhớ, SGK tr 193. - Hs làm bài luyện tập 2, SGK tr 193.
III. Tổng kết
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố
Qua thiên tùy bút này, em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân? (Công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của NT. Sự tài hoa uyên bác của NT. Người nghệ sĩ ngôn từ… PTL tr 197-198)
2. Hướng dẫn
- Liệt kê dẫn chứng và phân tích hiệu quả của một vài biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để khắc họa hình tượng sông Đà? Phân tích hình ảnh người lái đò trong cảnh vượt thác?
- Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận: SGK tr 194-196. Tuần 17
Tiết 49
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬNI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt
Biết phát hiện, phân tích và sửa chữa được các lỗi về lập luận trong văn nghị luận. Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.
Có kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 72).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:
Cảm nhận của em về hình tượng sông Đà/người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân? Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật của thiên tùy bút?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀTRÒ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Hs làm việc độc lập, xác định lỗi và chữa lỗi.
- Một số Hs chữa bài tập và lấy ý kiến của các Hs khác để hoàn chỉnh nội dung bài tập => Ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm.
- c) Là lỗi rất phổ biến của Hs. Hs lưu ý một số dẫn chứng được lấy từ chính bài làm của lớp mình để củng cố cách nêu và triển khai luận điểm. (SGV, tr 198)
- Hs thảo luận nhóm để thực hiện bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm có thể bổ sung để hoàn chỉnh bài tập => Ghi nhớ về lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ.