Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN (Trang 43)

Bài tập 1

a) Điệp phụ âm l: diễn tả trạng thái ẩn hiện, xen kẽ trong đám lá của hoa lựu, giống như những đốm lửa ẩn hiện trên cây.

b) Điệp phụ âm l: diễn tả trạng thái phát tán trên một diện rộng ở mặt ao của ánh trăng. Ánh trăng vừa như nhảy múa, vừa tràn ngập cả mặt nước ao hồ.

Bài tập 2

Vần ang xuất hiện 7 lần: bàng, đang, giang, mang, đang, ngang,

sang. Diễn tả được trạng thái tiếp diễn ở khắp mọi nơi, mọi vất

của mùa đông. Vậy mà thật bất ngờ, đột ngột đã có những dấu hiệu của mùa xuân: chim én.

Bài tập 3

- Diễn tả một loạt những hình ảnh về cuộc hành quân đầy khó khăn, gian khổ, nhờ việc sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ: + Các từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

+ Phép đối: ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống. + Phép nhân hóa: súng ngửi trời.

+ Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước; lặp cú pháp: câu 1,3.

+ Sự hài thanh: B-T ở 3 câu đầu, trong đó câu đầu thiên về thanh trắc- gợi tả một không gian hiểm trở và mang sắc thái hùng tráng, mạnh mẽ.

- Câu 4 toàn thanh B- tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ả; gợi tả một không khí thoáng đãng, rộng lớn trải ra trước mắt khi đã vượt qua con đường gian lao, vất vả.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố

Thơ (văn vần) rất cần tính hình tượng và sự thể hiện cảm xúc. Cho nên các phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh là những biện pháp có tác dụng tích cực. Khi phân tích, luôn luôn gắn các phép tu từ ngữ âm với mục đích và hiệu quả của chúng. Nhưng cần tránh suy diễn chủ quan, mà phải dựa vào văn cảnh, vào mối quan hệ với những yếu tố ngôn ngữ khác, thấy được sự tổng hợp của các yếu tố đó nhằm mục đích biểu đạt chung.

2. Hướng dẫn

- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh trong ca dao, câu đối, thơ. - Chuẩn bị bài viết số 3: Nghị luận văn học, SGK, tr 132.

Tuần 11 Tiết 32, 33

Trường THPT Tân Hưng GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌCI. Mục tiêu I. Mục tiêu

Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu học kì I để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó có sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học. Biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở, có hệ thống để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 70).

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w