Tìm hiểu chung

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN (Trang 32)

1. Hoàn cảnh ra đời: SGK, tr109 109

2. Tác phẩm và đoạn trích

- Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. - Đoạn trích SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.

3. Kết cấu, nghệ thuật sửdụng cặp đại từ xưng hô dụng cặp đại từ xưng hô trong bài thơ

Mình về mình có nhớ ta; Ta về mình có nhớ ta; Mình đi mình có nhớ mình; Mình đi mình lại nhớ mình. Mình – người ở lại hay ngôi thứ hai

trong cáh hỏi và trả lời đầy ẩn ý: anh về anh có nhớ chính bản thân anh không? Nghĩa là thủy chung son sắt, không quên đi những gì mình đã được nhận và trao từ nhiều năm nghĩa tình đó. (Thói thường gian khổ thì bền chặt, sung sướng hạnh phúc rất dễ làm con người quên đi những ngọt bùi cay đắng đã nếm trãi.). Và đã nhớ rồi, vẫn còn nhớ và luôn luôn ghi xương khắc cốt. Nghĩa là mình ấy, ta ấy đều là một phần đời sống của nhà thơ đã trải qua ở Việt Bắc. Cái phần đời này trò chuyện, quyến luyến với phần đời kia.Cho nên cuộc chia tay diễn ra trong máu thịt, trong tâm hồn nhà thơ. Sự chia li bản thân mình là cuộc chia li khó khăn nhất, tha thiết nhất.)

- Vì sao tác giả dùng cụm từ thiết tha mặn nồng để nói về mười lăm năm

ấy gắn bó mình- ta? (Mười hai câu hỏi)

- Khung cảnh chia tay và tâm trạng của người ra đi trong 4 câu trả lời? (-

Áo chàm có phải là hình ảnh hoán dụ để nói đến đồng bào Việt Bắc? (Màu

chàm nâu trong tâm thức người Việt là màu đơn sơ, chân thực, không kiểu cách, lòe loẹt. Nó biểu hiện sự chân thành, giản dị. Hơn nữa, ở đây kẻ ở, người đi đều hòa chung làm một nên: áo chàm là biểu tượng cho tấc lòng chung thủy của mọi người.

- Các từ láy, nhịp ngắt linh hoạt của thơ lục bát có tác dụng gì? (Bâng

khuâng, bồn chồn, tha thiết: hài hòa đồng điệu với nhau, thể hiện cảm xúc

vừa lưu luyến nhớ thương, vừa mong ngóng nôn nao. Nhịp 3/3, 3/3/2: gợi ra khung cảnh và ấn tượng, cảm xúc cuộc chia tay.)

- Hình ảnh cầm tay nhau gợi cho em cảm xúc gì? (Những người thân yêu ruột thịt gặp nhau hay xa nhau lâu ngày còn có hành động nào hơn lời nói là nắm tay nhau, là ôm chầm lấy nhau? Cái ngôn ngữ của bàn tay ấm nóng gắn liền với trái tim đầy xúc động, run rẩy hơn mọi lời nói khác, nhất là cuộc chia li với chính mình này. Cái tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn thì lời thơ nào tả cho hết được? Tình cảm càng thắm đượm thì ngôn từ càng bất lực. Dường như điều gì cũng muốn nói, bởi bối rối nên không biết bắt đầu từ đâu, cho nên biết nói gì cho thỏa chứ không phải không biết nói gì, không có gì để nói. )

- Các điệp ngữ được điệp lại như thế nào và có tác dụng gì trong 12 câu hỏi? (mình đi, có nhớ, mình về, tô đậm, khắc đậm thêm, day dứt thêm trong lòng kẻ ở, người đi. ))

- Tác dụng của những tiểu đối trong 12 câu hỏi? (Các câu tám chữ: cấu trúc cân đối, hài hòa, ấn tượng để lại người đọc là cái sắt son bền chặt thủy chung của tình cảm con người)

- Thông điệp quan trọng và tha thiết nhất mà người ở lại muốn nhắn gửi với người ra đi? (Kết cấu mình đi, mình về liên tiếp luân phiên tạo ấn tượng xa cách đối lập, chia tách. Hỏi tu từ, hỏi để gợi nhắc, gợi nhớ. Nhưng mối quan tâm thực sự tha thiết là đang chờ đợi câu trả lời thì có lẽ đúng hơn.)

- 4 câu mở đầu lời đáp khá dài và liên tục của người về xuôi có ý tứ gì? Cách nói có gì hô ứng với lời hỏi? (Sự khẳng định như lời thề với người yêu, với lòng mình mối quan hệ của ta với mình, mình với ta- Không phải

và mà là với. Đáp lại Mình đi …mình; Nhìn cây …nhớ nguồn?; Mưa nguồn… cùng mù.)

- Trong 28 câu tiếp, người đi đã gợi lại những kỉ niệm gì? Trong cách thể hiện có điểm gì đáng lưu ý nếu so sánh với lời hỏi? Có cặp câu nào gây ấn tượng mạnh trong em, vì sao? (Các điệp từ, điệp ngữ đặt ở đầu câu nhớ

gì, nhớ từng, nhớ người, nhớ sao, ta đi ta nhớ liên tiếp, hồi hoàn, hô ứng

với các điệp từ, điệp ngữ trong lời hỏi. Mỗi câu trả lời tương ứng với một

đối đáp giữa người đi và kẻ ở trong giờ phút phải chia tay đầy lưu luyến sau nhiều năm từng gắn bó, sẻ chia.

- Kẻ ở người đi trong cuộc chia tay đã chọn cặp đại từ xưng hô

ta- mình vừa quen thuộc vừa

thân thiết, gắn bó. Hơn nữa, lại được tác giả sử dụng vừa linh hoạt vừa biến hóa tinh tế theo suốt chiều dài bài thơ.

Cặp đại từ ta- mình trong kết cấu đối đáp của bài thơ đã đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm (bài thơ như bản tình ca mặn nồng tha thiết). Ẩn sau đôi lứa ta- mình trò chuyện tâm tình chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình- nhà thơ Tố Hữu- cũng là tiếng lòng của những người cán bộ kháng chiến khi lên đường về xuôi thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 12_HK1_Chuẩn KTKN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w