Những điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty VINACONEX-VIETTEL (Trang 63)

- Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

2.5.1.2. Những điểm yếu và nguyên nhân

* Những điểm yếu của Công ty

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong những năm qua, Công ty còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

- Về năng lực tài chính: Tuy tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng về quy mô và có được mức tăng trưởng tương đối ổn định, nhưng với mức quy mô đó, Công ty vẫn chưa đạt được khả năng cạnh tranh cao trong

tiêu chí này. So với các công ty khác thì tổng nguồn vốn của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL còn khá nhỏ bé về quy mô, mặc dù mức chênh lệch không cao. Điều này vừa không mang lại cho Công ty lợi thế cạnh tranh về vốn, vừa không tạo điều kiện cho Công ty mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thanh toán nội bộ. Do vậy, quy mô vốn nhỏ còn hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty trong các tiêu chí khác như: chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ…

- Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ của Công ty còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông thường và phổ biến mà chưa có được những sản phẩm mới, nổi trội. Trong khi ở các công ty khác, do quy mô vốn lớn hơn nên họ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, vì vậy các sản phẩm của họ thường đa dạng hơn, hiện đại hơn và theo kịp sự phát triển của thế giới. Chính điều này đã không tạo được lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong tiêu chí này.

- Về chất lượng nguồn nhân lực: Tuy chi nhánh có đội ngũ nhân viên khá trẻ và khá đông nhưng trình độ am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp trong nước, quốc tế, các nguyên tắc của WTO còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng chưa cao. Có thể nói đây là điểm yếu chung của các ngân hàng thương mại nhà nước. Chính điều này đã làm cho khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng các dịch vụ tốt hơn của các công ty đối đầu, vì họ có tính chuyên nghiệp hơn.

- Về năng lực quản trị: Nhìn chung, trình độ quản lý của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Công ti vẫn chưa thiết lập được

hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu, kiểm tra kiểm toán chưa hiệu quả, hệ thống thông tin quản lý tập trung và hệ thống kế toán, quản lý tài chính chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cán bộ quản trị của công ty lấy kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành điều hành hoạt động kinh doanh mà không được đào tạo bài bản, chuyên sâu do vậy tính chuyên nghiệp trong quản trị và điều hành không cao.

- Về trình độ công nghệ: Hiện nay mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong công ty là mới bắt đầu và chưa thể huyên nghiệp và tỉ mỉ như ở công ty khác. Điều này làm hạn chế hiệu quả các hoạt động khác của công ty như khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, khả năng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng. Có thể nói năng lực cạnh tranh trong tiêu chí này còn tương đối kém

- Về uy tín thương hiệu: Trong thời gian vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, công ty đã khẳng định một vị thế nhất định trên thị trường. Tuy nhiên công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công tác xậy dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. Đặc biệt trong sự phát triển hiện nay xuật hiện nhiều công ty cạnh tranh, điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng. Vì vậy công ty cần đầu tư nhiều hơn để ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình.

* Nguyên nhân:

- Thứ nhất, kinh doanh ngân hàng là hoạt động tài chính rất phức tạp, rủi ro lớn trong khi công ty mới ra đời. Vì vậy khung pháp lý, năng lực thể chế, kinh nghiệm quản lý nhân lực và công nghệ, rất yếu và lạc hậu so với trình độ quốc tế. Môi trường hoạt đông của công ty còn thiều tính cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro

- Thứ hai, khả năng giám sát hoạt động của công ty rất hạn chế về chuẩn mực, truy trình nghiệp vụ, phương thức, công cụ và hiệu lực giám sát, đặc biệt là khả năng phát hiện, đo lường , xử lý rủi ro còn yếu. Bên cạnh đó, với cơ chế khuyến khích, đãi ngộ và sức mạnh tài chính hiện tại còn yếu kém, nên việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài để chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài của chi nhánh là không đáng kể. Hệ thống đào tạo trong nước bồi dưỡng tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực

- Thứ ba, năng lực tài chính của công ty còn yếu, trong những năm qua mặc dù đã có nhiều đổi mới, song đến nay công ty vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đâu, năng lực tài chính của chi nhánh còn yếu, nợ quá hạn cao nhiều rủi ro. Tổng số vốn tự có là 1tỷ.

- Thứ tư các dịch cụ của công ty còn đơn điêu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

- Thứ năm, Công ty còn thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả, bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tinh độc lập, hệ thông thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

- Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Đội ngũ lao động của công ty đông nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ công ty còn lạc hậu không phù hợp với chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty VINACONEX-VIETTEL (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w