- Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
2.4.1. Năng lực tài chính
Bảng 2.5: Vốn chủ sở hữu của công ty tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL
Vốn điều lệ của công ty là 1000 tỷ VND, số lượng cổ phần công ty đăng ký và phát hành ra công chúng là 100.000.000 cổ phần với mệnh giá
10.000 VND/ cổ phần. Trong đó tỷ lệ vốn góp như sau:
Vốn góp Tỷ lệ
VNĐ %
Cổ đông sáng lập:
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam- VINACONEX
Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Cổ đông khác: Cổ đông pháp nhân Cổ đông thể nhân Tổng vốn điều lệ đã góp 700.000.000.000 330.000.000.000 320.000.000.000 50.000.000.000 300.00.000.000 205.000.000.000 95.000.000.000 1.000.000.000.000 70 33 32 5 30 20,5 9,5 100
Bảng 2.6: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Công ty TCCP VINACONEX-VIETTEL Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 2164 2585 3298 Tăng trưởng (%) 19,45 27,58 Nguồn: Tổng hợp BCTN và KHKD 2012
Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL tích cực tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính và khả năng hoạt động của mình. Vốn chủ sở hữu của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL từ năm 2010 đến 2012 liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2010 mới chỉ đạt 2164 tỷ đồng, năm 2011 đạt 2585 tỷ đồng và năm 2012 đạt cao nhất là 3298 tỷ đồng, gần gấp đôi 2010. Tuy nhiên, năm 2010 với hàng loạt khó khăn chung của tình hình tài chính và ngành ngân hàng mà công ty vẫn đạt được mức vốn khá cao, chứng tỏ nguồn lực dồi dào.
2.4.1.2 Khả năng sinh lời
Bảng 2.7: Một số chỉ số tài chính của Công ty TCCP VINACONEX-VIETTEL
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 96,783 135,142 109,946
Tăng trưởng (%) 39,63 -18,65
ROA (%) 2,18 2,19 1,13
ROE (%) 15,40 18,38 16,84
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN và KHKD 2012
Giai đoạn 2010-2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL liên tục tăng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng
không đều, tuy nhiên năm 2012, mức lợi nhuận sau thuế sút giảm so với năm 2011, đạt 109,946 tỷ đồng so với 135,142 tỷ đồng. Sở dĩ có sự sụt giảm do những tác động từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, vì nguồn vốn thanh toán của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL ở nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tuy vậy, điều đáng mừng là năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX- VIETTEL ước đạt 109,946 tỷ đồng, mặc dù vẫn thấp hơn so với năm 2011 nhưng lại cao hơn so với năm 2010. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL trước bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu, tình hình trong nước có nhiều yếu tố bất lợi, hoạt động của các công ty tài chính và ngân hàng thương mại chịu tác động nhiều nhất do lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ.
2.4.1.3. Trích lập dự phòng
Dự phòng các khoản cho vay và ứng trước, các khoản cam kết được trích lập dựa trên ước tính của Ban Tổng giám đốc cho các khoản cho vay, các khoản cam kết khó có khả năng thu hồi phù hợp với các quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 25/04/2007 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay và ứng trước tại thời điểm kết thúc năm tài chính được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ dự phòng sau đây đối với số dư các khoản cho vay tại ngày 30/11/2011 sau khi đã trừ giá trị tài sản thế chấp:
Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ dự phòng
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Nguồn: Tổng hợp BCTN và KHKD 2012
Dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay và ứng trước tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2010 được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ dự phòng trên đối với các khoản cho vay tại ngày 31/12/2010, việc thay đổi thời điểm xác định dự phòng cụ thể trên đã dẫn tới chi phí dự phòng cụ thể năm 2011 và số dư khoản dự phòng cụ thể tại 31/12/2011 tăng 761.454.172 VND so với việc trích lập dự phòng cụ thể tại ngày 31/12/2011.
Dự phòng chung cho các khoản cho vay và ứng trước, các khoản cam kết được yêu cầu trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên giá trị thuần của các khoản đó. Giá trị thuần bao gồm giá trị các khoản cho vay (sau khi trừ đi các khoản cho vay đã được lập dự phòng 100%), giá trị các khoản cam kết tại ngày 30/11/2011. Năm 2010: trích lập tại ngày 31/12/2010, sự thay đổi thời điểm trích lập trên đã dẫn tới chi phí dự phòng chung năm 2011 và số dư khoản dự phòng tại ngày 31/12/2011 giảm 6.286.106.279 VND so với việc trích lập dự phòng chung tại ngày 31/12/2011.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Công ty đã trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% trên tổng dư nợ cho vay và ứng trước được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 và 0,75% trên số dư các khoản bảo lãnh thư tín dụng và cam kết cho vay không hủy ngang tại ngày 30/11/2011.
* Rủi ro tín dụng
Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của phần lớn các công ty tài chính và ngân hàng thương mại ở mức bình quân trên 50% cho thấy các công ty tài chính có mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng. Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các công ty tài chính của Việt Nam với mức bình quân chiếm hơn 50% tổng tài sản. Đối với Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL, tỷ lệ này dưới 50%, tuy nhiên cũng không phải thấp và tuyệt đối an toàn.
Rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản: hoạt
động cho vay của công ty vẫn chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở thời điểm đầu năm 2008,
giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ
thống tài chính; dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 135.000 tỷ chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn đối với Công ty, tuy nhiên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của hoạt động này.
Rủi ro đối với hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán: dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh trong năm 2006 – 2007 cùng với sự bùng nổ của TTCK, thậm chí tại một số ngân hàng cổ phần tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán đã tăng lên mức 40% -50% dư nợ cho vay. Trước tình trạng đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 03 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng. Tuy nhiên, Công ty không cho vay cầm cố chứng khoán nên cũng không chịu rủi ro nợ xấu từ hoạt động này, và không chịu ảnh hưởng gì từ Quyết định 03 của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX- VIETTEL không cao so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, năm 2010 là 2,28% (thấp hơn nhiều so với 14% toàn hệ thống ngân hàng), năm
2011 là 3,43% (cao hơn mức trung bình toàn hệ thống ngân hàng là 3%). Năm 2012, tính tới 30/9 lên tới 5,5%, chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu cả năm 2012 tăng lên đến 5,8%, nguyên nhân do bối cảnh kinh tế khó khăn chung, đặc biệt đối với các công ty tài chính, chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và tiếp tục sụt giảm của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.
* Rủi ro lãi suất
Tại các Ngân hàng, thường có sự chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có. Do đó, khi mức lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ các tài sản sinh lời cũng như chi phí từ huy động vốn, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Trong những tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần thực hiện tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và 14%.
Bảng 2.9: Thông báo lãi suất
CÔNG TY TÀI CHÍNH VINACONEX – VIETTEL THÔNG BÁO LÃI SUẤT
Áp dụng từ ngày 11/06/2012
Kỳ hạn QTULV Tổ chức kinh tế Cá nhân
(% Tháng) (% Năm) (% Tháng) (% Năm)
Dưới 1 tuần 0.17 2 -- --
Từ 1 tuần đến dưới 2 tuần 0.17 2 -- --
Từ 2 tuần đến dưới 1 tháng 0.17 2 -- -- 01 tháng 0.17 2 -- -- 02 tháng 0.75 9 -- -- 03 tháng 0.75 9 -- -- 06 tháng 0.75 9 -- -- 09 tháng 0.75 9 -- -- 12 tháng 0.75 9 -- --
Trên 12 tháng Thoả thuận -- --
Nguồn:Web của công ty: vvf.com.vn
2.4.2. Khả năng ứng dụng công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL đã hỗ trợ đắc lực cho
việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đồng thời đưa ra sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có nhằm tiếp tục duy trì sự khác biệt cho Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL.
Hệ thống công nghệ hiện đã góp phần thúc đẩy triển khai và phát triển các dịch vụ tại Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL: công ty có cơ hội phát triển nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau với nhiều tiện ích, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Công ty quản lý hiệu quả hơn, tổ chức và thực hiện quy trình cho vay khoa học, theo dõi được nợ vay, nắm bắt kịp thời tình hình nợ. Ngoài ra, tăng cường khả năng bảo mật, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do hệ thống được quản lý phân cấp và phân quyền chặt chẽ. Tiêu chuẩn hóa dữ liệu, sẽ góp phần tạo điều kiện cho hội nhập thị trường tài chính thế giới sau này.
2.4.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư
a) Hoạt động tín dụng:
* Chính sách tín dụng
Trong giai đoạn 2010-1012, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX- VIETTEL quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỉ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm.
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của Công ty hiện được phân bố khá hợp lý: (i) dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của Công ty chiếm khoảng
40% so với tổng dư nợ và không có mạt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%; (ii) khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển; (iii) mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tới các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư…
Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ cần được tiếp tục triển khai cho các năm tiếp theo.
Giai đoạn 2010-1011: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên Công ty thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm: Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.
Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro lớn, kém hiệu quả.
Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tới các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tới các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, Công ty chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo.
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL 2010-2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Dư nợ (tỷ VND) 160.476 291.390 420.368
Nguồn: Tổng hợp BCTN và KHKD 2012
Tăng trưởng tín dụng tại Công ty trong các năm qua có các đặc điểm sau: - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần
- Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều với VND và ngoại tệ. - Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngân hàng và tín dụng trung dài hạn.
b) Hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh:
Bảng 2.11: Hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh liên kết của VVF
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Đầu tư góp vốn công ty liên
Đầu tư góp vốn dài hạn khác 268006 260820
Tổng 543361 583712 447127 642941
Tăng trưởng (%) 7.4 -23.4 43.8
Nguồn: Tổng hợp BCTN và KHKD 2012
Hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm hoạt động đầu tư góp vốn vào các Công ty liên doanh, liên kết và đầu tư góp vốn dài hạn khác của công ty. Các công ty liên doanh/ liên kết là những công ty mà Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL đầu tư và nắm giữ quyền chi phối. Đầu tư góp vốn dài hạn khác là các khoản đầu tư góp vốn dài hạn ngoài những khoản tại các công ty liên doanh liên kết. Những năm qua, hoạt động này của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Việc sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như duy trì sự phát triển ổn định của mảng kinh doanh này đã đem lại cho Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL một danh mục đầu tư có chất lượng. Nhìn chung, tổng đầu tư tài chính của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2012, hoạt động đầu tư tài chính dựa trên cơ sở kết quả hoạt động đầu tư tài chính năm 2011, định hướng mở rộng đầu tư tài chính trở thành hoạt động quan trọng của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL và là một phần của chiến lược phát triển Tập đoàn, tình hình kinh tế và thị trường Việt Nam trong năm 2012 phù hợp với đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn. Các khoản đầu tư mới trong năm 2012 dự kiến bao