Trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty VINACONEX-VIETTEL (Trang 54)

- Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

2.4.1.3. Trích lập dự phòng

Dự phòng các khoản cho vay và ứng trước, các khoản cam kết được trích lập dựa trên ước tính của Ban Tổng giám đốc cho các khoản cho vay, các khoản cam kết khó có khả năng thu hồi phù hợp với các quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 25/04/2007 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay và ứng trước tại thời điểm kết thúc năm tài chính được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ dự phòng sau đây đối với số dư các khoản cho vay tại ngày 30/11/2011 sau khi đã trừ giá trị tài sản thế chấp:

Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ dự phòng

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Nguồn: Tổng hợp BCTN và KHKD 2012

Dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay và ứng trước tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2010 được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ dự phòng trên đối với các khoản cho vay tại ngày 31/12/2010, việc thay đổi thời điểm xác định dự phòng cụ thể trên đã dẫn tới chi phí dự phòng cụ thể năm 2011 và số dư khoản dự phòng cụ thể tại 31/12/2011 tăng 761.454.172 VND so với việc trích lập dự phòng cụ thể tại ngày 31/12/2011.

Dự phòng chung cho các khoản cho vay và ứng trước, các khoản cam kết được yêu cầu trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên giá trị thuần của các khoản đó. Giá trị thuần bao gồm giá trị các khoản cho vay (sau khi trừ đi các khoản cho vay đã được lập dự phòng 100%), giá trị các khoản cam kết tại ngày 30/11/2011. Năm 2010: trích lập tại ngày 31/12/2010, sự thay đổi thời điểm trích lập trên đã dẫn tới chi phí dự phòng chung năm 2011 và số dư khoản dự phòng tại ngày 31/12/2011 giảm 6.286.106.279 VND so với việc trích lập dự phòng chung tại ngày 31/12/2011.

Tính đến thời điểm 31/12/2011, Công ty đã trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% trên tổng dư nợ cho vay và ứng trước được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 và 0,75% trên số dư các khoản bảo lãnh thư tín dụng và cam kết cho vay không hủy ngang tại ngày 30/11/2011.

* Rủi ro tín dụng

Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của phần lớn các công ty tài chính và ngân hàng thương mại ở mức bình quân trên 50% cho thấy các công ty tài chính có mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng. Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các công ty tài chính của Việt Nam với mức bình quân chiếm hơn 50% tổng tài sản. Đối với Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL, tỷ lệ này dưới 50%, tuy nhiên cũng không phải thấp và tuyệt đối an toàn.

Rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản: hoạt

động cho vay của công ty vẫn chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở thời điểm đầu năm 2008,

giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ

thống tài chính; dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 135.000 tỷ chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn đối với Công ty, tuy nhiên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của hoạt động này.

Rủi ro đối với hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán: dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh trong năm 2006 – 2007 cùng với sự bùng nổ của TTCK, thậm chí tại một số ngân hàng cổ phần tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán đã tăng lên mức 40% -50% dư nợ cho vay. Trước tình trạng đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 03 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng. Tuy nhiên, Công ty không cho vay cầm cố chứng khoán nên cũng không chịu rủi ro nợ xấu từ hoạt động này, và không chịu ảnh hưởng gì từ Quyết định 03 của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu của Công ty Tài chính cổ phần VINACONEX- VIETTEL không cao so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, năm 2010 là 2,28% (thấp hơn nhiều so với 14% toàn hệ thống ngân hàng), năm

2011 là 3,43% (cao hơn mức trung bình toàn hệ thống ngân hàng là 3%). Năm 2012, tính tới 30/9 lên tới 5,5%, chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu cả năm 2012 tăng lên đến 5,8%, nguyên nhân do bối cảnh kinh tế khó khăn chung, đặc biệt đối với các công ty tài chính, chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và tiếp tục sụt giảm của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.

* Rủi ro lãi suất

Tại các Ngân hàng, thường có sự chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có. Do đó, khi mức lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ các tài sản sinh lời cũng như chi phí từ huy động vốn, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Trong những tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần thực hiện tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và 14%.

Bảng 2.9: Thông báo lãi suất

CÔNG TY TÀI CHÍNH VINACONEX – VIETTEL THÔNG BÁO LÃI SUẤT

Áp dụng từ ngày 11/06/2012

Kỳ hạn QTULV Tổ chức kinh tế Cá nhân

(% Tháng) (% Năm) (% Tháng) (% Năm)

Dưới 1 tuần 0.17 2 -- --

Từ 1 tuần đến dưới 2 tuần 0.17 2 -- --

Từ 2 tuần đến dưới 1 tháng 0.17 2 -- -- 01 tháng 0.17 2 -- -- 02 tháng 0.75 9 -- -- 03 tháng 0.75 9 -- -- 06 tháng 0.75 9 -- -- 09 tháng 0.75 9 -- -- 12 tháng 0.75 9 -- --

Trên 12 tháng Thoả thuận -- --

Nguồn:Web của công ty: vvf.com.vn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị doanh nghiệp Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty VINACONEX-VIETTEL (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w