Tính tất yếu khách quan hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 45)

với hộ kinh doanh cá thể.

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế tạo điều kiện để tổ chức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ngày càng hiệu quả.

ra để quản lý thu thuế, nhằm buộc các công dân phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Để thu thuế hiệu quả, đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước, chính sách thuế phải đảm bảo các yêu cầu: Công bằng; hiệu quả; minh bạch, rõ ràng; linh hoạt. Và để chính sách thuế đạt được các yêu cầu như vậy, đòi hỏi những nhà xây dựng chính sách phải thâm nhập thực tế để nắm được những cách thức thực hiện, những diễn biến trong quá trình kinh doanh dù là nhỏ nhất. Tránh việc xa rời thực tế hoặc “cưỡi ngựa xem hoa”, ban hành "chính sách ở trên trời chuyện đời ở dưới đất”, không phù hợp với thực tế. Dù yêu cầu như vậy, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp ban hành chính sách thuế như kể trên, dẫn đến việc quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí các quy định của chính sách thuế về cùng một vấn đề còn trái ngược, làm cho người nộp thuế và các cán bộ quản lý thuế cấp dưới không biết phải thực hiện thế nào cho đúng, hoặc vì không sát thực tế dẫn tới thất thu thuế, tạo điều kiện cho các đối tượng lách luật để trốn thuế...

Với những đặc trưng của kinh tế cá thể việc quản lý thuế là vô cùng khó khăn, phức tạp. Trên thực tế, qua một thời gian rất dài, thậm chí trước cả khi thành lập hệ thống thuế, chính sách thuế để quản lý các hộ kinh doanh cá thể đều mang tính ước chừng dẫn đến việc thất thu thuế trong quản lý thuế là rất lớn. Từ đó yêu cầu tìm ra cách thức để xây dựng chính sách quản lý hiệu quả là một thực tế khách quan về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

- Giúp người nộp thuế hiểu rõ và tuân thủ các chính sách thuế .

Đối với hộ kinh doanh cá thể hầu như không có một tổ chức, hiệp hội nào đứng lên làm đại diện. Các quy định pháp lý để quản lý các hộ kinh doanh cá thể cũng chưa được nghiên cứu cụ thể và rõ ràng như như các thành phần kinh tế khác. Như vậy, việc nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế

đối với kinh tế cá thể nhằm nghiên cứu sâu, cụ thể về hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể để ban hành chính sách quản lý cho phù hợp, hiệu quả và mang tính chất pháp lý cao. Vai trò Nhà nước ở đây còn được được đề cao với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trên cơ sở hỗ trợ người nộp thuế trong mọi công việc, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh cả về chính sách cũng như cơ chế, đảm bảo nguyên tắc “phục vụ khách hàng- người nộp thuế” với trách nhiệm cao nhất, tạo môi trường quản lý thuế trong sạch, hiệu quả, khoa học.

- Tạo điều kiện cho người nộp thuế một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.

Trong việc kê khai nộp thuế cho nhà nước, người nộp thuế chính là khách hàng và cơ quan thuế là người phục vụ. Việc cán bộ thuế sách nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế ở các khâu: nộp hồ sơ khai thuế, mua hoá đơn, chấp hành việc thanh, kiểm tra của cơ quan thuế... vẫn diễn ra phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Thời gian dành cho việc kê khai, nộp thuế chiếm khá nhiều thời gian của người nộp thuế.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể dù mô hình tổ chức, quản lý của hộ không phức tạp, thậm chí đơn giản nhưng số lưọng lại đông, quy định nộp thuế theo tháng dẫn đến ùn tắc khâu nộp thuế những ngày cuối tháng. Thậm chí đối với các hộ kế toán tư nhân, việc kiểm soát hồ sơ khai thuế để tính số nộp cũng mất nhiều thời gian do chưa có ứng dụng tin học trong kê khai cũng làm mất nhiều thời gian của hộ. Điều này cũng dẫn đến một số tiêu cực như: cán bộ thuế kê khai thuế thay chủ hộ, gây khó khăn hoặc ưu ái để sách nhiễu, vòi vĩnh.

Vì vậy, việc xây dựng một môi trường lành mạnh, trong sạch, văn minh giữa cơ quan thuế và người nộp thuế để việc kê khai nộp thuế của người nộp thuế được dễ dàng, thuận tiện với thời gian và chi phí thấp nhất là yêu cầu quan trọng trong nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế.

- Đảm bảo việc thu thuế được thực hiện công bằng, theo đúng quy định của Pháp luật, hạn chế tiêu cực,

Tổ chức quản lý thu thuế là khâu chốt của quá trình quản lý thuế với mục tiêu là thu đúng, đủ thuế. Để đảm bảo việc thu đúng, đủ thuế, đòi hỏi việc kiểm tra việc kê khai thuế của người nộp thuế phải chặt chẽ, phù hợp với thực tế kinh doanh, không phân biệt loại hình kinh tế nào. Thực tế quản lý đối với hộ kinh doanh tình trạng thất thu thuế xảy ra còn phổ biến, một mặt do không nắm sát doanh thu, mặt khác do người nộp thuế cố tình trốn tránh, chây ỳ, kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế ...gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu thuế. Mặt khác, khi thu được thuế về, còn xảy ra tình trạng xâm tiêu, biển thủ tiền thuế do cách thức thu thuế đối với hộ kinh doanh chủ yếu là thu trực tiếp bằng tiền mặt, nhất là ở khu vực đã uỷ nhiệm thu thuế.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế góp phần làm giảm những khuyết tật của kinh tế thị trường và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta.

Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế là góp phần tạo công bằng xã hội trong nghĩa vụ nộp thuế của các công dân, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nói chung, hộ kinh doanh cá thể nói riêng phát triển trong một hành lang pháp lý chung, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định đời sống một bộ phận dân cư. Ngoài ra, cùng với việc tạo điều kiện phát triển cho các hộ kinh doanh cá thể ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng nông thôn sẽ trực tiếp phục vụ nhu cầu dân cư các khu vực này được tốt hơn, tạo điều kiện thông thương hàng hoá giữa các vùng miền, góp phần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Từ đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt được những ảnh hưởng xấu về kinh tế xã hội do khuyết tật của kinh tế thị trường mang lại.

Quản lý thuế có hiệu quả phải gắn liền với mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu. Đó chính là tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể phát triển. Để các hộ kinh doanh phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh được với sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế thì vai trò nhà nước về quản lý thuế phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, sát thực tế đối với các hộ kinh doanh nhằm điều chỉnh kịp thời những biến động do hội nhập gây ra. Hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể không có nghĩa là ưu ái hay thu thuế ít đi mà mấu chốt là xây dựng một hành lang pháp lý về thuế nói riêng và kinh doanh của các hộ kinh doanh nói chung để các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w