kinh doanh cá thể.
1.2.3.1. Môi trường quản lý thuế
Việt Nam đang trên bước đường thành công trong công cuộc phát triển kinh tế với các thành tựu của hơn 20 năm đổi mới. Tình hình chính trị ổn định, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao...cũng là những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà gây khó khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớp dân cư còn hạn chế, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thực hiện Luật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu không hiểu biết, tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không được phát hiện, tố giác. Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên .
Thực tế cho thấy, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thực hiện Luật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu không hiểu biết, tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không được
phát hiện, tố giác. Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên hoặc đồng tình ủng hộ.
Thu thuế nhằm mục đích đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộ máy Nhà nước còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế một mặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ cơ quan thuế trong tổ chức và quản lý thu thuế, mặt khác để giám sát công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho các cấp chính quyền sẽ làm cho chính quyền gắn được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn chi, từ đó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản lý đối với người nộp thuế. Đặc biệt với việc Cơ quan thuế uỷ nhiệm thu một số khoản thu Ngân sách cho UBND các phường xã trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các qui định của các tổ chức kinh tế quốc tế có liên quan đến thuế quan
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan của Việt nam với thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhưng cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt nam nhằm tạo động lực khuyến khích mọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tư, góp phần thực hiện được mục tiêu kinh tế.
Tính công bằng, công khai, minh bạch của thuế thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tượng. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng có hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội về nghĩa vụ giữa người nộp thuế, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, từ đó, củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế nói riêng, của người dân nói
chung đối với Nhà nước. Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tính trung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuế quan mà Việt Nam ký kết tham gia có tác động không nhỏ đến cơ chế quản lý thuế. Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắt giảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuế đối với kinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cải cách thủ tục hành chính thuế quan…Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêu cầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3.3. Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý thuế.
Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai kế toán thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.
Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, đội thuế, từ Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế, đội thuế, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các cấp từ trung ương xuống địa phương.
Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngành thuế phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 90% cán bộ công nghệ thông tin có thể sử dụng thành thạo ứng dụng vào công tác nghiệp vụ, 60% người sử dụng có thể làm việc trên môi trường mạng. Chú
trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Triển khai các chương trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các doanh nghiệp về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của người nộp thuế, liên quan đến lĩnh vực kê khai, tính, nộp thuế. Xây dựng phương án bố trí lại hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lượng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế. Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lượng cán bộ làm công tác giá tính thuế và công nghệ thông tin.
Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học; cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.
1.2.3.4. Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Luật quản lý thuế được quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Là khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý thuế và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thụ động, sang cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động
tính thuế, nộp thuế. Luật có phạm vi điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình thu nộp các sắc thuế và khoản thu ngân sách; qui định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, công chức thuế, cơ quan thuế và đặc biệt là luật đã đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác trong công tác quản lý thuế.
Mặt khác, cơ sở vật chất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là nhà cửa, các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ...Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế phải ngày càng khang trang, hiện đại. Một mặt, để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Mặt khác, để phục vụ người nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hà không đáng có.
Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống các công nghệ thông tin trong cơ quan thuế. Thông qua việc ứng dụng công nghệ tin sẽ giảm thiểu rất nhiều thời gian, công sức của cán bộ thuế cũng như của người nộp thuế. Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý thuế được chính xác tình trạng hoạt động cũng như thu thập thông tin của người nộp thuế thông qua trao đổi, đối chiếu, nâng cao tính chính xác của công tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê. Tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ thông tin sẽ phát huy ưu điểm tuyệt đối khi ứng dụng trong thanh toán bắt buộc thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, tạo điều kiện cho việc quản lý thuế chặt chẽ, công bằng.