Những căn cứ đề xuất phương hướng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 92)

CÁ THỂ Ở VIỆT NAM

3.1.1.Những căn cứ đề xuất phương hướng

3.1.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến bối cảnh hộ kinh doanh cá thể.

Bối cảnh trong nước.

Những thuận lợi:

- Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội lần thứ IX của Đảng coi kinh tế cá thể có một vị trí quan trọng, lâu dài. Loại hình kinh tế này xuất hiện và phát huy tác dụng ở cả thành thị và nông thôn, cả trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự phát triển của kinh tế cá thể trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá gắn với thị trường có vai trò quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tình hình chính trị của đất nước ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững và tăng cường. Đây là môi trường đầu tư rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với hơn 20 năm quyết tâm đổi mới, qua đúc rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống thể chế về kinh tế thị trường được hình thành rõ nét với nhiều thị trường mới được xác lập và đi vào hoạt động hiệu quả (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường lao động...) và nhiều cơ chế chính sách mới được ban

hành có tác động tích cực, tạo nền tảng và môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển.

- Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Với những đặc trưng của mình hộ kinh doanh cá thể, đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đóng góp cho Ngân sách, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền...Cùng với sự phát triển của đất nước, hộ kinh doanh cá thể đã, đang và sẽ vẫn giữ vai trò quan quan trọng về cung cấp nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vẫn đang đặt ra yêu cầu hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Đây là một tất yếu khách quan khi đất nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một thời kỳ chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, quản lý thuế luôn phải đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng ngày càng phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Phải đảm bảo một lúc nhiều mục tiêu: Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách; điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giảm bớt khuyết tật của kinh tế thị trường, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế khi hội nhập.

Đến thời điểm này, Chính phủ đã gần như thành công trong việc thực hiện các giải pháp kích cầu, tránh suy giảm kinh tế. Về cơ bản, giá cả trên thị trường đã được bình ổn, tránh được thiểu phát. Nền kinh tế đã dần phục hồi, sản xuất đã đi vào ổn định, thị trường tài chính, bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi. Đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại.

Sự thành công của các lần cải cách chính sách thuế trong thời gian qua đã cung cấp cho Chính phủ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cải cách chính sách thuế. Việc cải cách chính sách Thuế từ năm 1990 đến nay có tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời nguồn thu cho NSNN. Qua các

năm, số thu từ thuế không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu NSNN, do vậy góp phần đưa ngân sách từ chỗ thu trong nước không đủ chi thường xuyên mà còn có phần tiết kiệm để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước ngày một tăng lên.

Là một nước đi sau trong tiến trình hội nhập Quốc tế, Việt nam có thể rút ra nhiều bài học quý báu của các nước đi trước trong việc đổi mới chính sách thuế.

Cùng với những thuận lợi trong nước việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, chúng ta còn gặp những khó khăn, thách thức sau:

Những khó khăn đó là:

- Cơ cấu kinh tế không đồng bộ làm cho việc thu thuế và đánh giá thuế có những khó khăn nhất định.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; đối với doanh nghiệp tư nhân mặc dù sự đóng góp GDP ngày càng tăng, song phần lớn là những cơ sở kinh doanh nhỏ và ẩn nấp nhiều hoạt động phi chính thức, không ổn định; tỷ lệ tiền lương còn chiếm tổng thu nhập quốc gia nhỏ. Tất cả những đặc điểm này làm giảm đi khả năng xây dựng một hệ thống Thuế dựa vào những loại thuế hiện đại như: thuế thu nhập và ở chừng mực nhất định là thuế VAT.

- Hạn chế về khả năng quản lý thuế. Một phần là do cơ cấu kinh tế, một phần là do nguồn lực cán bộ quản lý thuế yếu kém, tiền lương thấp đã tạo ra nhiều khó khăn để tiến đến thiết lập một hệ thống quản lý thuế tốt.

- Hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàn về cơ sở dữ liệu làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý thuế. Sự trỗi dạy của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế là đáng ghi nhận, nhưng do quy mô hoạt động của khu vực này còn nhỏ và phân tán cho nên những yêu cầu về báo cáo thống kê không được thiết lập một cách có hệ thống, hơn nữa do những hạn chế về tài chính, các cơ quan thuế và thống kê có gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp và đưa ra những số liệu thống kê một cách chi tiết và đáng tin cậy. Thiểu số liệu tin cậy

và cung cấp không kịp thời làm cho những người ra quyết định chính sách gặp phải nhiều khó khăn trong việc đánh giá sự ảnh hưởng tiềm năng của những thay đổi cơ bản đến hệ thống thuế hiện hành.

Những thử thách đó là:

- Thử thách về nguồn thu: Sự hội nhập với kinh tế thế giới yêu cầu phải gia tăng nguồn thu thuế để nhà nước đảm nhận vai trò như Chính phủ của các nền công nghiệp phát triển. Nhưng làm thế nào để gia tăng được nguồn thu và không làm giảm đi những động lực kinh tế trong khi nền kinh tế sẽ phải giảm đi nhiều sự dựa vào nguồn thu thuế từ các hoạt động thương mại quốc tế. Để vượt qua các thử thách này, đòi hỏi những người ra quyết định, chính sách phải đưa ra các ưu tiên đúng đắn và phải có cam kết chính trị để thực hiện cải cách cần thiết.

- Thử thách về quản lý thuế: Với sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hàng rào thương mại bị tháo dỡ và sự di chuyển vốn quốc tế gia tăng trong khi năng lực quản lý thuế còn hạn chế và nguồn thu của nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thuế thương mại Quốc tế, sự thay thế Thuế thương mại quốc tế bằng hệ thống Thuế nội địa và đi kèm theo đó là hướng lợi nhuận thông qua các hoạt động chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài đó là những thử thách rất lớn trong quá trình cải cách thuế Việt Nam .Hiện tại chống lạm dụng thuế trong các đạo luật thuế cũng như sự đào tạo kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ kiểm toán thuế ở Việt Nam nói chung là chưa đủ để ngăn chặn và phát hiện những thực tế như vậy.

- Về hiệu quả kinh tế và cạnh tranh thuế: Sự cạnh tranh thuế trong quá trình thu hút vốn là một thứ thử thách không nhỏ trong bối cảnh vốn tự do chu chuyển. Nhận thức được sức ép này Việt Nam cũng sẽ tăng cường mở rộng phạm vi khuyến khích thuế để cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính điều này sẽ làm cho chính sách Thuế trở lên phức tạp, không trung lập

do có nhiều trường hợp miễn giảm. Một hệ thống thuế với nhiều điều khoản khuyến khích sẽ tạo ra nhiều kẽ hở và đó là mảnh đất màu mỡ cho những hoạt động trốn thuế. Hơn nữa, những khuyến khích của thuế mà thiếu đi những nền tảng hỗ trợ cần thiết khác thì hiệu lực của nó không cao. Điều quan trọng ở đây, cần phải giới hạn mục tiêu của Thuế và giới hạn sự khuyến khích của thuế, đồng thời phải kết hợp với nhiều công cụ kinh tế để cạnh tranh và thu hút vốn.

Bối cảnh quốc tế.

Những thuận lợi:

- Sau gia nhập WTO, Chính phủ chủ trương thả nổi giá theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Để các thành phần kinh tế có thể phát triển một cách lành mạnh, cạnh tranh được ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, Chính phủ phải từng bước xoá bỏ các ưu đãi về thuế, về giá... Đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện, nước, than...Một mặt tăng thu cho Ngân sách qua giá, mặt khác thúc đẩy giá các mặt hàng khác như: lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản... là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam tăng theo, góp phần nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp...Ngoài ra, buộc các thành phần kinh tế phải thích ứng dần với hội nhập kinh tế quốc tế để tồn tại và phát triển trên cơ sở nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

- Việc là nước thứ 150 gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Những khó khăn:

Với một nền kinh tế hội nhập, quản lý thuế sẽ chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá, thương mại, dịch vụ phát triển cùng sự phát triển nhanh trong công nghệ, thông tin, làm nền tảng cho thương mại điện tử phát triển. Về cơ bản, các nước đã có hệ thống thuế phát triển đang hướng tới kê khai thuế điện tử. Ngoài ra, thế giới đang phải đối mặt với một số những vấn đề trong phát triển kinh tế ở một số điểm sau:

- Khủng hoảng tài chính, dịch bệnh (Cúm A H5N1, H1N1...) lây lan trên toàn thế giới.

Khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 đã để lại dư âm nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế thế giới với nhiều tập đoàn tài chính, công nghiệp phá sản. Chính phủ các nước phải bỏ ra các nguồn tiền khổng lồ để cứu vớt, hỗ trợ các Doanh nghiệp đang cố gắng thoát khỏi khủng hoảng. Các dòng vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển (FDI, ODA...) đang có xu hướng chậm lại. Nền kinh tế thế giới nói chung ở cuối năm 2008 và đầu năm 2009 có xu hướng rơi vào thiểu phát. Thậm chí, nhiều nước phát triển vẫn đang phải thực hiện các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế nước mình do phục hồi quá chậm sau khủng hoảng.

Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này và Chính phủ Việt Nam đang phải thực hiện các biện pháp kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế, và như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng của khu vực dân cư là tiết kiệm chi tiêu nên doanh thu của các hộ kinh doanh cá thể cũng bị ảnh hưởng do đặc trưng cung cấp hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Thêm vào đó nguồn khách du lịch vào Việt Nam cũng giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế dẫn đên nguồn thu từ khu vực này giảm đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiến tranh sắc tộc, khủng bố, chiến tranh năng lượng, chạy đua vũ trang. Với vị trí siêu cường, Mỹ luôn cố gây dựng ảnh hưởng và áp đặt chính sách của mình ra thế giới và thực sự là “ngòi nổ” cho các cuộc bạo loạn, chiến tranh nhằm gây mất ổn định chính trị ở các quốc gia không theo phe Mỹ. Mặt khác, Mỹ lợi dụng điều này để tìm kiếm và sở hữu những nguồn năng lượng quan trọng của thế giới như dầu mỏ. Thêm vào đó, nhằm phát triển ngành Công nghiệp phục vụ chiến tranh của mình, Mỹ luôn tạo cớ để gây hấn và xâm lược. Điển hình như Chiến tranh Apganixtan, Cuộc chiến ở Irắc, hay đe doạ cấm vận Iran, Bắc Triều Tiên do phát triển vũ khí hạt nhân... Kinh tế thị trường vốn như một cơ thể sống, dễ thay đổi với những tín hiệu nhỏ biến động của kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

- Đồng đôla Mỹ mất dần vị trí, thay vào đó là một số đồng tiền của một số quốc gia. Với tiềm lực mạnh về kinh tế, một thời gian dài không bị chiến tranh, đồng đôla của Mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của một số nền kinh tế, đồng đôla Mỹ đã bị mất giá so với một số đồng tiền khác như Euro, Yên Nhật, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Một số các nước có đồng nội tệ yếu, đang bị “đôla hoá” sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi trong thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.

- Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các nước đang tiến tới cơ chế tự khai tự nộp thuế thông qua internet. Nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc khai thuế. Giảm thiểu phiền hà, khúc mắc thông qua hệ thống đại lý thuế trung gian.

3.1.1.2. Xu hướng phát triển của hộ kinh doanh cá thể.

Hiện nay Việt Nam Đang là một thị trường bán lẻ tiềm năng trong nước, khu vực và thế giới, nhiều tập đoàn trong và ngoài nước đã có kế hoạch

thâm nhập thị trường, tuy nhiên với đặc điểm về địa lý, dân cư, các tập đoàn bán lẻ chưa thể thoả mãn nhu cầu của người dân mà chỉ có mạng lưới các hộ kinh doanh cá thể ngoài mục tiêu tăng thu nhập, giải quyết việc làm còn là nguồn cung ứng hàng hoá, vật tư, hàng tiêu dùng thiết yếu một cách kịp thời và đầy đủ nhất.

Kinh tế tư nhân nói chung, hộ kinh doanh cá thể nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường. Cùng mang một bản chất với thành phần kinh tế tư nhân và chỉ khác với kinh tế tư bản tư nhân ở chỗ quy mô nhỏ, sở hữu vốn ít; với những vai trò và đóng góp quan trọng của mình trong nền kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kinh tế cá thể đã góp phần to lớn tạo nên sự phát triển của nền kinh tế, kinh doanh đa dạng các loại hàng hoá, dịch vụ gần gũi với người dân, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình trong nền kinh tế quốc gia. Sự hoạt động của kinh tế cá thể đang ngày càng là một nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, kích thích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác làm cho thị trường ngày càng sôi động, góp phần cải thiện mức sống và đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân cũng như khắc phục sự mất cân đối về cung cầu hàng hoá trên thị trường.

Đảng và Nhà nước ta xác định xây dựng và phát triển kinh tế thời kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 92)