CÁ THỂ Ở VIỆT NAM
3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục đối với hộ kinh doanh cá thể.
kinh doanh cá thể.
Quản lý thuế luôn phải đặt mục tiêu coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ người nộp thuế nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đây là một sức mạnh to lớn để thực hiện chính sách chống trốn thuế, lậu thuế. Có thể thực hiện việc tuyên truyền qua các cách thức sau:
Thứ nhất: Đưa chính sách thuế vào môn học trong hệ thống giáo dục phổ thông với bản chất thuế là tiền do toàn dân đóng góp để phục vụ lợi ích cộng đồng. Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều thiết kế các chương trình học tập về thuế trong các trường phổ thông, giáo dục cho công dân tương lai của họ về tính nhân văn của thuế, từ đó xác định rõ nghĩa vụ công dân đối với ngân sách quốc gia để tự giác thi hành. Đối với Việt Nam, hiện nay ở cấp học phổ thông đang quá tải về môn học, tình trạng dạy thêm, học thêm thực sự là gánh nặng của học sinh và gia đình... Điều đáng tiếc là chính
sách thuế của Đảng và Nhà nước chưa trở thành môn học chính khoá, nên nhiều người dù trưởng thành nhưng vẫn không hiểu được tại sao phải nộp thuế? Bởi vậy, muộn còn hơn không, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính cần có kế hoạch phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo thiết kế đưa môn học này vào chương trình giáo dục ngay từ cấp học cơ sở, đưa thuế trở thành đạo đức công dân... Đó cũng là đòi hỏi của một xã hội văn minh.
Thứ hai: Bố trí nguồn nhân lực chuyên nghiệp và giỏi nghiệp vụ cho việc cung cấp các dịch vụ ban đầu cho người nộp thuế như việc trả lời điện thoại và các cuộc tiếp xúc cá nhân. Chi phí kiểm tra, giám sát sẽ giảm đáng kể nếu các cơ sở SXKD có thể nhận thức đúng đắn và tính toán được chính xác số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy, các quốc gia đều có ý thức bố trí các cán bộ thuế giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất để có thể trả lời được các câu hỏi của người nộp thuế một cách nhanh chóng và chính xác nhất, đặc biệt là hình thức trả lời qua điện thoại và các hình thức tiếp xúc cá nhân. Chính việc này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các khâu tiếp theo và tiết kiệm được nguồn lực cho quản lý thuế.
Thứ ba: Các hình thức hỗ trợ người nộp thuế phải đa dạng, phong phú và gần gũi với quần chúng. Bên cạnh việc mở rộng các loại hình dịch vụ cung cấp, chú ý đến việc làm sao để các người nộp thuế tiếp cận được với các dịch vụ đó một cách dễ dàng nhất - hay nói cách khác, nguồn lực cho việc hỗ trợ được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do đó, cách thức cung cấp dịch vụ thuế là vấn đề không kém quan trọng. Các ấn phẩm được xuất bản hay các phụ trương trên báo cần được đưa dưới dạng các câu hỏi nhỏ, các tình huống cụ thể thay vì các văn bản pháp luật khô cứng. Việc cung cấp các tài liệu này cũng cần được mở rộng hơn- có thể có sẵn ở các bưu điện, các quầy sách báo thay vì để ở các tủ sách miễn phí tại các cơ quan thuế như hiện nay để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu. Các chương trình truyền hình có thể được phát dưới dạng quảng cáo ngắn, hoặc các trò chơi truyền hình được phát trên các kênh truyền
hình có đông lượng khán giả, có thể được phát sóng rải rác trong năm hoặc tập trung vào một thời gian nhất định. Hiệu quả của các chương trình này đã phần nào được kiểm nghiệm qua thực tế trong thời gian qua.
Thứ tư: Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho mọi người dân nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành pháp luật, tăng cường kỷ cương phép nước để hạn chế tiêu cực trong mọi lĩnh vực không riêng thuế. Việc áp dụng các chế tài bắt buộc mọi người dân phải lấy hoá đơn khi mua hàng hoá, dịch vụ sẽ có độ trễ khoảng 6 tháng để làm công tác tuyên truyền, nhắc nhở. Hết thời hạn nhắc nhở, tuyên truyền sẽ tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân với việc sử dụng các chứng từ chứng minh chi phí khi tính thuế thu nhập.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện trang thông tin của Tổng cục thuế trên trang Web với cơ sở dữ liệu đầy đủ, đường truyền tốc độ cao và ổn định, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tra cứu pháp luật về thuế và trao đổi các thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời làm nền tảng cho việc kê khai thuế theo hình thức tự nguyện của người nộp thuế qua Internet.
Thứ sáu: Tiếp tục khuyến khích các dịch vụ tư vấn kế toán, tư vấn thuế, đại lý thuế phát triển để giảm tải dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế. Triển khai mạnh mẽ dịch vụ hỗ trợ đối với các hộ kinh doanh ở các Đội thuế để triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ bé, manh mún, tổ chức đơn giản... để giúp kinh tế cá thể phát triển một cách vững chắc trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về cho vay vốn, hỗ trợ về thông tin xúc tiến việc làm, khoa học công nghệ, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục đầu tư, đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, lâu dài, bền vững.
KẾT LUẬN
Một trong những thành tựu lớn nhất của hơn 20 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới về kinh tế, tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta có 5 thành phần: Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân); Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó chính sách đối với phát triển các thành phần kinh tế là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Từ chỗ không thừa nhận kinh tế tư nhân đến chỗ phải thừa nhận và chính từ những biến đổi như vậy đã thúc đẩy kinh tế tư nhân trong đó có hộ kinh doanh cá thể phát triển. Qua thực tế hơn 20 năm đổi mới đã cho thấy kinh tế hộ cá thể là loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh mang tính chất của một Xí nghiệp gia đình chứa đựng những khả năng lớn của sáng kiến cá nhân, ở đây nguyên tắc kinh doanh, theo đuổi mục tiêu doanh lợi kết hợp hài hoà với các giá trị gia đình. Những thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng quan hệ ruột thịt nên có tính cộng đồng, trách nhiệm cao dễ thống nhất. Quy mô ccủa kinh tế cá thể vừa và nhỏ nên dễ tổ chức sản xuất, kinh doanh, ít tốn kém, dễ thích nghi. Nó có khả năng huy động mọi nguồn lực phân tán, như vốn, đất đai, lao động . . . kết hợp lại với nhau, qua đó giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động, tăng thu nhập, tăng tích luỹ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực xoá đói, giảm nghèo, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ngoài mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, tăng thu nhập, nâng cao đời sống còn mang tính tính xã hội sâu sắc như giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định xã
hội. Do vậy hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và của ngành Thuế trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi mặt trái của kinh tế thị trường tác động sâu sắc đến toàn bộ mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, gây nên sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền... Để có thể khắc phục những tồn tại, bất cập kể trên, điều tất yếu phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo hướng đổi mới quan niệm, cách suy nghĩ về các hộ kinh doanh cá thể dựa trên cơ sở bình đẳng trong thực hiện chính sách thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế giữa những người nộp thuế.
Với trách nhiệm của một cán bộ thuế làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu thuế hộ kinh doanh cá thể, Tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp quan trọng và cần thiết về cơ chế quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể với mục tiêu công bằng, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo tác giả, đây là một đề tài khó, kính mong được các thầy, cô bạn bè và đồng nghiệp quan tâm đóng góp ý kiến để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn./
1. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2001), Thuế Việt nam qua các thời kỳ lịch sử (tập I, tập II), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội.
2. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 134/2008/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 32/2007/NĐ-CP qui định chi tiết về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 127/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp.
4. Bộ Tài chính (2007), Quyết định của Bộ Tài chính số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
5. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP, NĐ số 148/2004/NĐ-CP, NĐ số 156/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. 6. Bộ tài chính (2003), Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003
hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
7. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30//12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
8. Bộ tài chính (2003), Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về in, phát hành, sử dụng, quản lý HĐ.
9. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngầy 26/12/2008 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ qquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế
ngày 13/01/2004 về việc quy định tỷ lệ GTGT và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu.
11. Cục trưởng cục thuế tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 23/QĐ-CT ngày 08/11/2009 về việc ban hành biểu tỷ lệ GTGT và biểu tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu.
12. Chính phủ (2003), Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10//12/2003, quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
13. Chính phủ (2003), Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10//12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
14. Chính phủ (2004), Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
15. Chính phủ (2005), Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12//2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT. 16. Chính phủ (2002), Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của
Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
17. Chính phủ (2008), Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày08/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Văn kiện, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
19. Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2001 – 2015. Nghị quyết.
20. PGS,.TS Đỗ Đức Minh, TS. Nguyễn Việt Cường (Đồng chủ biên), Giáo trình Lý thuyết thuế, NXB Tài chính năm 2005.
21. Nguyễn Minh Ngọc (Tổng cục Thuế) "Dịch vụ hóa đối tượng nộp thuế - xu hướng cải cách công tác quản lý thuế", Thời báo Tài chính Việt nam, số 143 (884) ngày 29/11/2002.
Điệp Tỉnh Ninh Bình.
24. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX (1997), Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997.
25. Quốc hội khoá XI (2003), Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 ngày 17/6//2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 1997. 26. Quốc hội khoá XI (2005), Luật số 57/2005/QH11 ngày 29/5/2005 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và thuế TTĐB.
27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 29. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số
13/2008/QH12 Thuế GTGT.
30. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Thống kê, 2002
31. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bửu (Đồng chủ biên), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động – Xã hội, 2005
32. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 về việc ban hành cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp.
33. Tổng cục thuế (2003), Công văn số 1781/TCT/NV6 ngày 22/5/2003 về việc sử dụng hoá đơn bán hàng của hộ nhận khoán.
34. Tổng cục thuế (2005), Công văn số 3515/TCT-HCQT ngày 19/9/2005 về việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
35. Tổng cục thuế (2004), Quyết định số 1201 QĐ/TCT-TCCB ngày 26/7/2004