Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 102)

CÁ THỂ Ở VIỆT NAM

3.1.2.Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

ngoầi việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống, các hộ kinh doanh cá thể còn đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho NSNN, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội như đặc trưng vốn có của khu vực kinh tế này.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. doanh cá thể.

Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải đảm bảo mục tiêu thu Ngân sách nhà nước với tiêu chí “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời” đối với khu vực kinh tế này. Xây dựng các chính sách thuế phải đảm bảo công bằng với các thành phần kinh tế khác trong chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước trong việc từng bước thống nhất trong cách thức quản lý và kê khai thuế.

Đổi mới nhận thức về kinh tế cá thể theo hướng coi hộ kinh doanh cá thể là một chủ thể kinh doanh có đủ quyền và nghĩa vụ như một doanh nghiệp thu nhỏ. Trên cơ sở đó, xây dựng và cải cách các chính sách nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế của khu vực này công bằng với các khu vực kinh tế khác, đảm bảo cho khu vực kinh tế này không còn bị “bỏ rơi”.

Điều này xuất phát từ việc quy mô và số thuế nộp của một hộ kinh doanh cá thể là nhỏ hơn một doanh nghiệp, cách thức tổ chức cũng đơn giản

hơn, nhưng trong việc kê khai, nộp thuế của hộ kinh doanh đã có đầy đủ các yếu tố thể hiện quyền và nghĩa vụ như đối với các doanh nghiệp. Sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đã được quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế với tên gọi chung là: “người nộp thuế”, từ việc xác định các quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế đến trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý. Trên cơ sở thay đổi nhận thức đó để xây dựng cách thức, phương pháp và ban hành các chính sách quản lý thuế đối với kinh tế cá thể cho phù hợp, công bằng với các thành phần kinh tế khác.

Chính sách để quản lý thuế đối với kinh tế cá thể phải đạt các mục tiêu: - Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, chống tình trạng trùng lập trong thuế, chống thuế chồng lên thuế.

- Đơn giản hóa chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.

- Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.

- Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thu thuế.

- Ngoài ra, chính sách thuế phải đảm bảo thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác triển khai sử dụng hoá đơn và thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh nhằm thực hiện đúng mục tiêu “thu đúng, thu đủ”, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế ở mọi thành phần kinh tế. Hơn nữa, quản lý thuế phải hướng tới mục tiêu bao quát hết các

nguồn thu và tăng thu – có nghĩa là phải huy động mọi nguồn thu, tăng thu trên cơ sở mở rộng diện thu với mức thuế suất vừa phải và đơn giản (thuế suất cao và thấp quá sẽ mất tác dụng của thuế).

Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nhằm đam bảo mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển góp phần thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế, xã hội trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hiện nay là một lĩnh vực khó. Việc quản lý số lượng các hộ kinh doanh ngày càng tăng và đóng góp ngày càng nhiều cho Ngân sách cũng là một cố gắng lớn của cơ quan quản lý thuế. Với mục tiêu nuôi dưỡng các hộ kinh doanh, quản lý thuế phải hướng tới việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách giúp các hộ kinh doanh phát triển một cách ổn định, bền vững theo hướng: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí; khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong việc tranh thủ vốn từ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế hàng hóa, không ngừng nâng cao khả năng tích lũy, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Trên cơ sở thúc đẩy mở rộng thị trường một cách lành mạnh, vừa khuyến khích giao lưu hàng hóa, vừa phải đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian, đầu cơ tích trữ để hưởng chênh lệch giá.

Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với tất cả mọi thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế mở cửa, cùng với các quan hệ quốc tế đan xen, cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ ngoại nhập là bài toán khó đối với

các thành phần kinh tế trong nước, kinh tế cá thể cũng không là ngoại lệ. Vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải hướng tới đáp ứng yêu cầu của hội nhập, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Gắn liền với quá trình đó đòi hỏi nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành các Luật thuế, gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và các ngành liên quan trong quản lý thu thuế và nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế.

Trên cơ sở các quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cơ quan, ban ngành trong bộ máy Nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế thực hiện theo hướng: việc quản lý thu thuế là trách nhiệm của tất cả bộ máy nhà nước chứ không riêng cơ quan thuế. Đồng thời, việc thu thuế để nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và một phần để nuôi chính bộ máy nhà nước. Luật Quản lý thuế đã quy định được trách nhiệm của các cơ quan này trong việc quản lý thuế. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm còn chung chung, mới chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo hoặc tuyên truyền mà chưa thực sự gắn trách nhiệm. Việc gắn trách nhiệm các cơ quan, ban ngành trong quản lý thuế sẽ tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế với cơ quan thuế, nhất là ở những lĩnh vực khó quản lý tình trạng thất thu là phổ biến như đối với thuế vận tải tư nhân, xây dựng cơ bản tư nhân... Mặt khác, nếu gắn trách nhiệm quản lý thuế cho các cấp Chính quyền, ban ngành thì ngoài trách nhiệm trong quản lý thuế, các cơ quan này vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc phục vụ và giải quyết các công việc của nhân dân và đây chính là các công việc hỗ trợ đắc lực cho quản lý thuế.

Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế, các cấp chính quyền và Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra về thuế

việc thi hành luật thuế trên cả 2 mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra các tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế. Trên cơ sở đó, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thu thuế không hiệu quả, do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thu thuế được. Đảm bảo tính pháp lý của Luật thuế được thực hiện nghiêm trong tổ chức thực hiện. Đây là một mục tiêu quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào đều hướng tới. Không chỉ riêng quản lý thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ mà còn đối với tất cả các tổ chức, cá nhân nộp thuế và mọi người dân. Luật thuế cũng như các Luật khác có được tuân thủ nghiêm túc, đất nước mới được coi thực sự là vững mạnh.

Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hướng tới xây dựng bộ máy quản lý thuế tinh thông về nghiệp vụ, củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình và giai đoạn mới:

Kinh nghiệm ở các nước cũng như kinh nghiệm thu được trong những năm đổi mới ở nước ta cho thấy rằng cán bộ ngành thuế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống thất thu thuế, Đảng và Nhà nước ta coi đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của công việc”. Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong công tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực theo các hướng sau:

- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ thuế một cách thỏa đáng, làm cho cán bộ thuế yên tâm công tác, tận tâm, tận lực thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật pháp cần có tính răn đe mạnh. Điều đó cho phép hạn chế tiêu cực, tham nhũng của ngành thuế và cán

bộ thuế do tác động của lợi ích vật chất chi phối.

Nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước đã khẳng định hiệu quả của vấn đề này để chống tham nhũng.Ví dụ: Kinh nghiệm của Singapore với 3 không: Không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở VIỆT NAM .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể” (Lấy ví dụ ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 102)